Thông tư 05/2019/TT-BTC Hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô
Thông tư số 05/2019/TT-BTC
- Thông tư 05/2019/TT-BTC
- THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
- Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
- Điều 3. Tài khoản kế toán
- Điều 4. Tài khoản 101 - Tiền mặt
- Điều 5. Tài khoản 110 - Tiền gửi tại NHNN
- Điều 6. Tài khoản 121. Các khoản đầu tư
- Điều 7. Tài khoản 130 - Tiền gửi tại các TCTD
- Điều 8. Tài khoản 201 – Cho vay
- Điều 9. Tài khoản 251 – Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác
- Điều 10. Tài khoản 281 - Các khoản nợ chờ xử lý
- Điều 11. Tài khoản 291 – Nợ cho vay được khoanh
- Điều 12. Tài khoản 299 – Dự phòng rủi ro cho vay
- Điều 13. Tài khoản 301 – Tài sản cố định hữu hình
- Điều 14. Tài khoản 302 – Tài sản cố định vô hình
- Điều 15. Tài khoản 303 – Tài sản cố định thuê tài chính
- Điều 16. Tài khoản 305 - Hao mòn TSCĐ
- Điều 17. Tài khoản 311 - Công cụ, dụng cụ
- Điều 18. Tài khoản 313 - Vật liệu
- Điều 19. Tài khoản 321 - Xây dựng cơ bản dở dang
- Điều 20. Tài khoản 351 - Các khoản phải thu bên ngoài
- Điều 21. Tài khoản 353 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Điều 22. Tài khoản 359 - Dự phòng rủi ro các khoản phải thu
- Điều 23. Tài khoản 362 - Phải thu khác
- Điều 24. Tài khoản 366 - Chi dự án
- Điều 25. Tài khoản 381 - Tài sản khác
Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô. Thông tư có hiệu lực từ ngày ngày 01/4/2019.
Tóm tắt nội dung Thông tư 05/2019/TT-BTC
Phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính
Ngày 25/01/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
Theo đó, việc mở, ghi sổ kế toán được quy định như sau:
- Sổ kế toán mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với tổ chức tài chính vi mô (TCVM) mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của TCVM phải ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
- Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
- Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán thì phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về các loại tài khoản kế toán, Báo cáo tài chính...
Thông tư có hiệu lực từ ngày ngày 01/4/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2020.
Thông tư 05/2019/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2019/TT-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2019 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;
Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, sổ kế toán áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức tài chính vi mô (sau đây gọi tắt là TCVM) được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD).
Chương II. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Điều 3. Tài khoản kế toán
1. TCVM áp dụng thống nhất tài khoản kế toán theo Danh mục tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Để phục vụ yêu cầu quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là NHNN) quy định các tài khoản cấp 2, cấp 3 và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp NHNN cần bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1 về tên, ký hiệu, nội dung kết cấu để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. TCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong Danh mục tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
5. TCVM được mở các tài khoản cấp 4, cấp 5, tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ và phải phù hợp với nội dung, kết cấu và nguyên tắc kế toán của các tài khoản tổng hợp do Bộ Tài chính và NHNN ban hành.
6. Thông tư này chỉ hướng dẫn nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của các loại tài khoản.
7. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho TCVM được chia thành 08 loại tài khoản:
- Loại tài khoản tài sản: Từ Tài khoản 101 - Tài khoản 391.
- Loại tài khoản nợ phải trả: Từ Tài khoản 415 - Tài khoản 491.
- Loại tài khoản thanh toán: Tài khoản 519.
- Loại tài khoản vốn chủ sở hữu: Từ Tài khoản 601 - Tài khoản 691.
- Loại tài khoản doanh thu: Từ Tài khoản 701 - Tài khoản 791.
- Loại tài khoản chi phí: Từ Tài khoản 801 - Tài khoản 891.
- Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 001.
- Loại tài khoản ngoài bảng: Từ Tài khoản 901 - Tài khoản 999.
Điều 4. Tài khoản 101 - Tiền mặt
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại TCVM. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 101 “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.
b. Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, hoặc phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền,... và có đủ chữ ký theo quy định của Luật kế toán.
c. Thủ quỹ phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ.
d. Các khoản tiền mặt do đơn vị khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại TCVM được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
đ. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Định kỳ, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
e. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ và khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với TCTD.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt nhập quỹ;
- Số tiền mặt thừa tại quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt xuất quỹ;
- Số tiền mặt thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
Điều 5. Tài khoản 110 - Tiền gửi tại NHNN
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi tại NHNN của TCVM.
b. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
- Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của NHNN kèm theo các chứng từ gốc.
- Khi nhận được chứng từ của NHNN gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của NHNN thì phải thông báo cho NHNN để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền TCVM gửi tại NHNN.
Bên Có:
Số tiền TCVM rút ra.
Số dư Nợ:
Phản ánh số tiền TCVM đang gửi tại NHNN tại thời điểm báo cáo.
Điều 6. Tài khoản 121. Các khoản đầu tư
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư TCVM được phép đầu tư theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. TCVM không được sử dụng tài khoản này trong trường hợp pháp luật chưa có quy định.
b. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...
c. TCVM phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
d. Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư tăng.
Bên Có:
Giá trị các khoản đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư hiện có tại thời điểm báo cáo.
Điều 7. Tài khoản 130 - Tiền gửi tại các TCTD
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của TCVM gửi tại các TCTD trong nước.
b. Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc.
c. Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số tiền gửi vào các TCTD trong nước;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Số tiền TCVM rút ra;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Số dư Nợ:
Số tiền của TCVM đang gửi tại các TCTD trong nước tại thời điểm báo cáo.
Điều 8. Tài khoản 201 – Cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho khách hàng vay.
b. Tài khoản này không phản ánh các khoản cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác.
c. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng vay, số đã trả,...
d. TCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền cho khách hàng vay .
Bên Có:
Số nợ gốc thu từ khách hàng.
Số dư Nợ:
Số nợ gốc vay còn lại của khách hàng cuối kỳ.
Điều 9. Tài khoản 251 – Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho các Tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay theo mục đích chỉ định bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng, số đã trả,...
c. TCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền cho khách hàng vay.
Bên Có:
Số nợ gốc thu từ khách hàng.
Số dư Nợ:
Số nợ gốc vay còn lại của khách hàng cuối kỳ.
Điều 10. Tài khoản 281 - Các khoản nợ chờ xử lý
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ chờ xử lý, bao gồm: các khoản nợ có tài sản gán nợ, xiết nợ; Các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử; Các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm.
b. TCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ theo từng khách hàng, theo kỳ hạn,...
c. TCVM chuyển các khoản nợ đang theo dõi tại tài khoản 201, 251 sang theo dõi tại tài khoản này khi chờ xử lý.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Số nợ gốc chưa thu được chờ xử lý;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được lớn hơn khoản nợ người vay phải trả đối với những khoản nợ có tài sản xiết nợ, gán nợ.
Bên Có:
- Số nợ gốc được xử lý theo quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Số nợ gốc tồn đọng đã được xử lý;
- Số nợ gốc tồn đọng có tài sản bảo đảm được chuyển giao để xử lý theo quy định;
- Số tiền nhượng bán tài sản xiết nợ, gán nợ TCVM đã thu được (theo số tiền thực tế thu được do bán tài sản xiết nợ, gán nợ);
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được nhỏ hơn số nợ người vay phải trả (bù đắp rủi ro sau khi bán tài sản xiết nợ, gán nợ).
Số dư Nợ: Số nợ gốc cho vay chờ xử lý cuối kỳ.
Điều 11. Tài khoản 291 – Nợ cho vay được khoanh
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCVM cho các khách hàng vay đã quá hạn trả và đã được chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý.
b. TCVM mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ cho vay được khoanh.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số nợ gốc cho vay đã được khoanh.
Bên Có:
- Số tiền thu hồi từ các khách hàng trả nợ.
- Số tiền được chấp thuận cho xử lý.
Số dư Nợ:
Phản ánh số nợ gốc cho vay đã được khoanh tại thời điểm báo cáo.
Điều 12. Tài khoản 299 – Dự phòng rủi ro cho vay
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh việc TCVM lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay.
b. Để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, TCVM phải trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay tính vào chi phí.
c. Việc trích lập, hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.
Bên Có:
Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Số dư Có:
Số dự phòng rủi ro cho vay hiện có cuối kỳ.
Điều 13. Tài khoản 301 – Tài sản cố định hữu hình
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ hữu hình.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở TCVM cuối kỳ.
Điều 14. Tài khoản 302 – Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định vô hình của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ vô hình.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có:
Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở TCVM tại thời điểm báo cáo.
Điều 15. Tài khoản 303 – Tài sản cố định thuê tài chính
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của TCVM theo nguyên giá.
b. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản.
c. Kế toán phải mở tài khoản chi tiết để theo dõi từng loại TSCĐ đi thuê tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng.
Bên Có:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của TCVM.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính hiện có ở TCVM tại thời điểm báo cáo.
Điều 16. Tài khoản 305 - Hao mòn TSCĐ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.
b. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của TCVM có liên quan đến hoạt động kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao, TCVM phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.
c. Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của TCVM để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ nhằm kích thích sự phát triển kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của TCVM.
Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ.
d. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.
đ. Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo TCVM quyết định.
e. Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không trích khấu hao.
g. Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi phí, đảm bảo thu hồi đủ vốn.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác.
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ.
Số dư bên Có:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ hiện có cuối kỳ.
Điều 17. Tài khoản 311 - Công cụ, dụng cụ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của TCVM.
b. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên Tài khoản 311 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”.
c. Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ phải phản ánh theo giá trị thực tế.
d. Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí quản lý.
đ. Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào Tài khoản 381 “Tài sản khác” và phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho hoạt động kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
Điều 18. Tài khoản 313 - Vật liệu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu của TCVM.
b. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 313 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”.
c. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế.
d. Không phản ánh vào tài khoản này đối với vật liệu không thuộc quyền sở hữu của TCVM như vật liệu nhận giữ hộ,...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho;
- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào kinh doanh;
- Trị giá vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Điều 19. Tài khoản 321 - Xây dựng cơ bản dở dang
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB.Tài khoản này chỉ sử dụng trong thời gian tiến hành xây dựng cơ bản để phản ánh các vật liệu, dụng cụ và thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản.
b. Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác.
Tài khoản 321 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
c. Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì TCVM ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được TSCĐ) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.
d. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đối với các TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ, kế toán được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí kinh doanh để có nguồn trang trải khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.
đ. Trường hợp dự án đầu tư bị hủy bỏ, TCVM phải tiến hành thanh lý và thu hồi các chi phí đã phát sinh của dự án. Phần chênh lệch giữa chi phí đầu tư thực tế phát sinh và số thu từ việc thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác hoặc xác định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân để thu hồi.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);
- Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;
- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ.
Bên Có:
- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
- Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ vào các tài khoản có liên quan.
Số dư Nợ:
- Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang cuối kỳ;
- Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ cuối kỳ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
Điều 20. Tài khoản 351 - Các khoản phải thu bên ngoài
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản TCVM phải thu bên ngoài.
b. TCVM phải mở tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu.
c. Trong kế toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Các khoản phải thu bên ngoài phát sinh.
Bên Có:
Số tiền phải thu bên ngoài đã thu được.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu bên ngoài cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền đã nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
Điều 21. Tài khoản 353 - Thuế GTGT được khấu trừ
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của TCVM.
b. Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 353. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
c. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua hoặc chi phí tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
d. Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Điều 22. Tài khoản 359 - Dự phòng rủi ro các khoản phải thu
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập khoản dự phòng rủi ro cho các khoản phải thu của TCVM.
b. Khi lập Báo cáo tài chính, TCVM xác định các khoản nợ phải thu khó đòi để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
c. TCVM trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
d. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro các khoản phải thu.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã trích lập theo quy định.
Bên Có:
Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí trong kỳ.
Số dư Có:
Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Điều 23. Tài khoản 362 - Phải thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu gồm: các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác, như: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường; Các khoản đã chi nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; Các khoản chi hộ phải thu hồi; Các khoản ký quỹ, thế chấp, cầm cố; Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Giá trị các khoản tạm ứng;
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
- Giá trị tài sản mang đi cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược;
- Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi;
- Các khoản nợ phải thu khác.
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
- Giá trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác;
- Số tiền tạm ứng đã thu về.
Số dư Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu.
Điều 24. Tài khoản 366 - Chi dự án
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này phản ánh các khoản chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc Nhà tài trợ giao cho TCVM và không vì mục đích lợi nhuận của TCVM. Các khoản chi dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại.
b. TCVM phải mở sổ kế toán chi tiết chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, ...
c. Hạch toán chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và Báo cáo tài chính.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Các khoản chi dự án thực tế phát sinh.
Bên Có:
- Các khoản chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi;
- Số chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí dự án.
Số dư bên Nợ:
Các khoản chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y tại thời điểm báo cáo.
Điều 25. Tài khoản 381 - Tài sản khác
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản khác của TCVM, như: Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán; và các tài sản khác của TCVM chưa được phản ánh tại các tài khoản khác.
b. Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà TCVM mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn TCVM không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ;
- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động của nhiều kỳ kế toán;
- Tài sản khác ngoài các khoản nói trên.
c. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
d. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ;
- Chi phí xử lý tài sản bảo đảm nợ;
- Các tài sản khác của TCVM.
Bên Có:
- Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí trong kỳ;
- Số tiền thu hồi chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ;
- Các tài sản khác của TCVM đã xử lý.
Số dư bên Nợ:
- Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ;
- Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ chưa thu được;
- Giá trị các tài sản khác của TCVM cuối kỳ.
..........................
Thông tư 05/2019/TT-BTC có phụ lục biểu mẫu đính kèm, mời các bạn sử dụng file tải trong bài để xem toàn bộ nội dung biểu mẫu đính kèm thông tư.
Tải Thông tư 05/2019/TT-BTC pdf
09/09/2022 5:01:34 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Số hiệu: | 05/2019/TT-BTC | Lĩnh vực: | Tài chính |
Ngày ban hành: | 25/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2019 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thủ tục tách con ra khỏi hộ chiếu cha mẹ
-
Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
-
Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2015/TT-BTC chế độ ưu tiên trong giám sát hải quan
-
Công văn số 5910/VPCP-NC về an ninh trật tự tại các cơ sở kinh doanh karaoke
-
Khi nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự?
-
Thông tư 07/2022/TT-BYT về Quy định thuốc phải thử tương đương sinh học
-
Thông tư 06/2019/TT-BLĐTBXH
-
Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Thông tư 226/2012/TT-BTC
Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật quản lý thuế
Quyết định về ban hành mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi
Khi nào phải nộp lại Báo cáo tài chính?
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Quyết định 626/QĐ-BTC thủ tục hành chính sửa đổi, thay thế, bãi bỏ lĩnh vực quản lý thuế
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác