Thông tư 01/2017/TT-BTC về chế độ tài chính Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

Thông tư 01/2017/TT-BTC về chế độ tài chính Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

Thông tư 01/2017/TT-BTC hướng dẫn về vốn hoạt động, sử dụng vốn và tài sản; doanh thu, chi phí; phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ; quản lý và sử dụng các quỹ đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành ngày 05/01/2017.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Thông tư 15/2016/TT-NHNN quy định việc cấp Giấy phép và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là VAMC).

2. Chế độ tài chính của VAMC thực hiện theo quy định của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP); Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2015/NĐ-CP); Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2016/NĐ-CP), các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này. Đối với các nội dung về cơ chế tài chính chưa được quy định tại các Nghị định nêu trên, VAMC thực hiện theo pháp Luật áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Thông tư này áp dụng đối với VAMC, tổ chức tín dụng thực hiện bán nợ cho VAMC, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vốn hoạt động của VAMC

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm:

1.1 Vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.

1.2 Quỹ đầu tư phát triển.

1.3 Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Vốn huy động:

2.1 Trái phiếu do VAMC phát hành để mua nợ xấu theo giá trị thị trường và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2 Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 3. Sử dụng vốn, tài sản

1. VAMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của VAMC.

2. VAMC được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Nghị định số 34/2015/NĐ-CP, Nghị định số 18/2016/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác (nếu có), hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn:

2.1 Trái phiếu đặc biệt chỉ được sử dụng để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

2.2 VAMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của VAMC ngoại trừ trái phiếu đặc biệt quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP. Khoản nợ VAMC mua theo giá trị thị trường khi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được xác định là một khoản đầu tư. VAMC thực hiện theo dõi và hạch toán khoản đầu tư này theo quy định của pháp luật.

2.3 VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động của VAMC theo nguyên tắc trang bị phù hợp với nhu cầu hoạt động của VAMC, hiệu quả, tiết kiệm và tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ về đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.

2.4 VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức sau:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả;

b) Tham gia góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

2.5 Sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo đã được VAMC thu nợ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

2.6 VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.

2.7 VAMC thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Việc thuê tài sản hoạt động; quản lý sử dụng tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của VAMC thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 4. Trích lập và sử dụng dự phòng

1. Đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường: VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Đối với các khoản bảo lãnh quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, các khoản đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay dưới hình thức bảo lãnh, cho vay: VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

3. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi (trừ các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng): VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

Điều 5. Quản lý doanh thu và chi phí của VAMC

1. Hội đồng thành viên VAMC chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản doanh thu và chi phí của VAMC.

2. Toàn bộ các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của VAMC phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của VAMC.

3. Các khoản doanh thu và chi phí của VAMC được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Việc ghi nhận doanh thu, chi phí của VAMC phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Điều 6. Doanh thu

1. Nội dung doanh thu của VAMC thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP.

2. Đối với khoản thu theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP, VAMC thực hiện như sau:

2.1 Khoản thu của VAMC tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt

a) Hàng năm, VAMC hạch toán vào doanh thu một khoản tiền tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của VAMC theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

b) Số dư còn lại cuối kỳ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt là giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại VAMC vào thời điểm 31/12 của năm xác định khoản thu, hoặc tại ngày trái phiếu đặc biệt được thanh toán.

2.2 Khoản thu của VAMC từ số tiền thu hồi khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt

a) VAMC hạch toán vào doanh thu một khoản tiền tính trên số tiền thu hồi khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, trừ đi số tiền VAMC đã thu hàng năm tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của chính khoản nợ đó quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này.

Trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền VAMC đã thu hàng năm quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này thì VAMC không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu.

b) Số tiền thu hồi nợ của các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC là các khoản tiền VAMC thu được thông qua thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu quy định tại Điều 16 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP.

Đánh giá bài viết
1 131
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo