Nghị quyết 126/NQ-CP
Nghị quyết 126/NQ-CP - Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020
Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành và có hiệu lực từ ngày 29/11/2017. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của nghị quyết.
Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11
Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng 2016
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/NQ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
Căn cứ Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
Căn cứ Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
| TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ)
Nhận thức rõ tính chất nguy hại của tham nhũng, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp quyết liệt để phòng, chống tham nhũng (PCTN). Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 3 khóa X). Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác PCTN.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và 5 năm thực hiện Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, công tác PCTN đã được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện, với nhiều kết quả cụ thể, được dư luận quần chúng đồng tình, cộng đồng quốc tế ủng hộ. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ, từng bước phát huy tác dụng. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tham nhũng bước đầu đã được kiềm chế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, đang là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Ngày 26 tháng 12 năm 2016, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 10-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X. Trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác PCTN trong thời gian tới.
Để triển khai thực hiện Kết luận số 10-KL/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động) với những nội dung chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác PCTN nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12 tháng 4 năm 2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị. Củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Chương trình hành động là kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ PCTN.
2. Yêu cầu
Chương trình hành động và quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong PCTN và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng, bất kể người đó là ai. Tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCTN.
Các biện pháp nêu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 phải khả thi, mang tính thực tế, tránh hình thức, đảm bảo tính đồng bộ.
II. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Các bộ, ngành, địa phương phải xác định công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03 tháng 02 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người đứng đầu chính quyền các cấp, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Thuộc tính văn bản: Nghị quyết 126/NQ-CP
Số hiệu | 126/NQ-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Lĩnh vực, ngành | Tài chính nhà nước |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 29/11/2017 |
Ngày hiệu lực | 29/11/2017 |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Nghị quyết 126/NQ-CP
328 KB 05/12/2017 8:03:00 SATải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 01/2024/TT-NHNN quản lý seri tiền mới in của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Doc, Pdf
-
Thông tư 13/2023/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP
-
Nghị định 68/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Thông tư 40/2024/TT-NHNN về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
-
Tải Thông tư 49/2024/TT-BTC về dự toán ngân sách nhà nước 2025 file Doc, Pdf
-
Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội
-
Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 19 BTC
-
Tải Thông tư 06/2023/TT-NHNN file doc, pdf
-
Tải Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định hoạt động thẻ ngân hàng file Doc, Pdf
-
Thông tư số 03/2023/TT-NHNN về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Thông tư 32/2023/TT-BTC hướng dẫn sử dụng kinh phí NSNN lập, thẩm định điều chỉnh quy hoạch
Thông tư 98/2017/TT-BTC
Quyết định 47/2015/QĐ-TTg về chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa
Quyết định 2071/QĐ-BTC
Công văn 18291/2012/BTC-ĐT
Quyết định 877/QĐ-NHNN 2020 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác