Phân biệt Tín dụng ngân hàng và Tín dụng thương mại 2024
Phân biệt Tín dụng ngân hàng và Tín dụng thương mại 2024. Tín dụng ngân hàng là gì? Thẻ tín dụng là gì? Tín dụng thương mại là gì? Sự khác nhau giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại là như thế nào. Để trả lời được những câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.
Tín dụng là gì?
1. Tín dụng là gì?
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
2. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là loại thẻ thường dùng để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các trang thương mại điện tử thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt.
Để được cấp thẻ tín dụng thì cá nhân hay doanh nghiệp đăng kí phát hành thẻ phải có uy tín với ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng.
Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
3. So sánh giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại:
3.1. Giống nhau:
Đặc điểm: cùng là hình thức một bên (người cấp tín dụng) cho bên kia (người hưởng tín dụng) hưởng một khoản lợi ích thông qua việc tạm thời chiếm dụng vốn của bên cấp tín dụng.
Mục đích: phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa qua đó thu được lợi nhuận.
3.2. Khác nhau:
Đặc điểm | Tín dụng ngân hàng | Tín dụng thương mại |
Khái niệm | Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. | Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. |
Chủ thể | Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. | Giữa các doanh nghiệp với nhau |
Đối tượng | Tiền tệ và hiện vật | Hàng hóa |
Công cụ | + Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi...; + Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp... | Thương phiếu |
Thời hạn | Trung hạn và dài hạn | Ngắn hạn |
Lãi suất | Cao hơn | Thấp hơn |
Tính chất tác động | Gián tiếp | Trực tiếp |
Tác dụng | Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối với chủ thể dư tiền) và vừa cho vay (đối với chủ thể cần tiền) => NH luôn có nhiều tác dụng ảnh hưởng đến các chủ thể khác, là tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục. | Là quan hệ giữa các DN với nhau nên thường là có quen biết, thủ tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn. => Mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. |
Hạn chế | Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. | Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay |
4. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng
4.1. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có những ưu điểm sau:
- Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng;
- Về khối lượng tín dụng lớn;
- Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.
4.2. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao - gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng.
5. Ví dụ tín dụng thương mại
Công ty A mua chịu hàng hóa của Công ty B, khi Công ty A bán số hàng hóa đã mua chịu của Công ty B đi và thu về một khoản tiền, Công ty A vẫn chưa trả nợ cho Công ty B ngay mà lại dùng số tiền đó vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác của mình và Công ty A lúc này trở thành khách nợ của Công ty B. Trong trường hợp này theo thương mại thì người ta gọi đây là Tín dụng thương mại (vì số vốn này Công ty A chỉ có thể có được trong quá trình trao đổi thương mại với Công ty B).
Bài viết trên đã phân biệt sự giống và khác nhau của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài chính - ngân hàng mảng Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Thông tư 01/2017/TT-BTC về chế độ tài chính Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Điều kiện vay tín dụng đầu tư của Nhà nước 2024
Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước
Cách xác định hạn mức tín dụng
Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
Hạn mức tín dụng là gì 2022?
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Phân biệt Tín dụng ngân hàng và Tín dụng thương mại 2024
105 KB 19/09/2017 4:04:00 CHTải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 50/2024/TT-NHNN về bảo mật dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng
-
Thông tư 16/2023/TT-BTC về hướng dẫn về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp
-
Thông tư 16/2022/TT-NHNN lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-
Luật Giá 2023 số 16/2023/QH15
-
Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 19 BTC
-
Thông tư 78/2022/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự án ngân sách Nhà nước năm 2023
-
Nghị định 47/2023/NĐ-CP về sửa đổi quy định Luật Đấu giá tài sản
-
Nghị định 68/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14
-
Thông tư 40/2023/TT-BTC quản lý kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tài chính - Ngân hàng
Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg
Hướng dẫn 607/NHCS-TDNN Nghiệp vụ cho vay đi làm việc ở nước ngoài với người lao động thuộc hộ nghèo
Công văn 4766/BHXH-TCKT năm 2016 về quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng
Thông tư 25/2020/TT-NHNN chứng từ kế toán trong hệ thống Ngân hàng lõi tại NHNNVN
Quyết định số 50/2010/QĐ-TTG
Thông tư 26/2019/TT-BTC 2019
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác