Điều kiện vay tín dụng đầu tư của Nhà nước 2024

Nghị định 32/2017/NĐ-CP ban hành 8 điều kiện vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm về vấn đều này cùng theo dõi bài viết của Hoatieu.vn dưới đây:

Một trong 8 điều kiện vay đó là dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Nghị định này quy định rõ đối tượng, điều kiện và lãi suất cho vay.

Điều kiện vay tín dụng đầu tư của Nhà nước

1. Đối tượng vay tín dụng đầu tư Nhà nước

Đối tượng vay của tín dụng đầu tư Nhà nước được quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định quy định rõ trường hợp các dự án nêu trên đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định.

2. Điều kiện cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước

Không phải tất cả những đối tượng được quy định tại mục 1 nêu trên đều được vay tín dụng đầu tư. Nhằm hạn chế việc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay tràn lan, pháp luật quy định những điều kiện tại Điều 6 Nghị định 32/2017/NĐ-CP, để được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1- Thuộc đối tượng cho vay

2- Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định

3- Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay

4- Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định

5- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật

6- Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay

7- Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay

8- Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

3. Mức vốn cho vay và giới hạn cho vay

Vốn vay của doanh nghiệp bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nhà nước ta quy định mức cho vay căn cứ vào quy mô công ty, tổng mức đầu tư đối với các dự án của công ty đó.....Ngân hàng Phát triển VN được quyết định mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng .

Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với dự án bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).

Tổng mức dư nợ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Thời hạn cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước 

Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.

Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 5 năm trong thời hạn 1 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án, Nhà nước cho vay tín dụng đầu tư không quá 12 năm và những dự án đầu tư vào nhóm A (Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019).

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Vốn lưu động là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
1 173
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm