Quyết định 3447/QĐ-BCT về phát triển công nghiệp, thương mại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Quyết định 3447/QĐ-BCT - Phát triển công nghiệp, thương mại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3447/QĐ-BCT Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Theo đó, mục tiêu chung là xây dựng Vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung thành Vùng có công nghiệp, thương mại phát triển mạnh vào năm 2025 với mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện.

Quyết định 1563/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020

Thông tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nghị định 115/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3447/QĐ-BCTHà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 gồm những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung phù hợp với phát triển công nghiệp và thương mại cả nước, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.

b) Phát triển công nghiệp, thương mại Vùng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Vùng có hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng cao.

c) Đảm bảo liên kết vùng trong đầu tư phát triển, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp, thương mại toàn diện, vững chắc.

d) Chủ động hội nhập quốc tế, phát triển hài hòa công nghiệp và thương mại với phát triển du lịch, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung theo hướng hiện đại để trở thành đầu cầu quan trọng của cả nước trong sản xuất, giao thương, hợp tác quốc tế; Nâng cao vai trò động lực của công nghiệp, thương mại đối với phát triển và tái cấu trúc kinh tế Vùng; Tạo chuyển biến mạnh mẽ công nghiệp, thương mại của Vùng theo hướng văn minh, hiện đại, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; Xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung trở thành Vùng có công nghiệp, thương mại phát triển mạnh vào năm 2025.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP toàn Vùng năm 2020 chiếm khoảng 40 - 41%; năm 2025 chiếm khoảng 41 - 42% và năm 2035 chiếm khoảng 36 - 37%.

b) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16 - 17%/năm giai đoạn 2016 - 2020; 17 - 18% giai đoạn 2021 - 2025 và 15 - 16% giai đoạn 2025 - 2035.

c) Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Vùng (theo giá thực tế) bình quân đạt 16 - 18%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 16 - 17% giai đoạn sau năm 2020; Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ Vùng lên 25 - 30% vào năm 2020 và đạt 35 - 40% vào năm 2035.

d) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 18 - 20%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt trên 18%. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 10 - 12%/năm và giai đoạn 2021 - 2035 đạt khoảng 9 -10%.

3. Định hướng phát triển

3.1. Đến năm 2025

  • Liên kết hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa đồng bộ. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghiệp, thương mại hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
  • Tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp có lợi thế của Vùng như: Chế biến hải sản thực phẩm; hóa chất, hóa dầu; đóng và sửa chữa tàu biển.
  • Từng bước phát triển các ngành có trình độ cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử, sản xuất các loại vật liệu cao cấp thay thế nhập khẩu; hướng tới tạo ra một số thương hiệu sản phẩm riêng, đặc trưng cho Vùng để tham gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu trọng điểm của cả nước.
  • Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực; Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ thương mại; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp; Tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trong mạng lưới thông tin thương mại quốc gia với hệ thống thông tin thương mại của các vùng khác trong cả nước.
  • Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất - nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ, đưa xuất khẩu dịch vụ trở thành một mũi nhọn xuất khẩu của Vùng, đặc biệt là các dịch vụ về du lịch, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ cảng biển, logistics.
  • Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại hiện đại gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các loại hình thương mại truyền thống phù hợp với quy mô, tốc độ, tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới của Vùng.
  • Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc, phát triển mạnh các phương thức xuất khẩu đa dạng như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.

3.2. Tầm nhìn đến năm 2035

  • Tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bị hiện đại, công nghiệp sạch, công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu.
  • Phát triển thương mại đạt trình độ ngang bằng các nước trong khu vực; Hội nhập vững chắc thương mại cả nước và thương mại quốc tế.

4. Quy hoạch phát triển

4.1. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu

a) Công nghiệp cơ khí, luyện kim

Đến năm 2025

+ Về cơ khí

  • Từng bước trang bị lại và hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có; Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong khâu thiết kế, chế tạo.
  • Phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp, chế biến hải sản, cơ khí xây dựng.
  • Đầu tư công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao năng lượng cho các cơ sở cơ khí đóng tàu ở thành phố Thanh Hóa, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Đà Nẵng và Quảng Ngãi để có khả năng đóng được tàu cá cỡ lớn, phục vụ đánh bắt xa bờ.
  • Chú trọng phát triển đóng mới đội tàu container, vận tải dầu khí.
  • Triển khai đầu tư mở rộng một số nhà máy công nghiệp nặng có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, Nghi Sơn để sản xuất thiết bị năng lượng, thiết bị siêu trường, siêu trọng.
  • Từng bước hình thành các cơ sở công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành.

+ Về luyện kim

  • Đầu tư mới cơ sở sản xuất phôi thép, thép tấm với công nghệ hiện đại; Ưu tiên sản xuất thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo.

Tầm nhìn đến năm 2035

  • Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước ngoài để đến năm 2035 có thể sản xuất được các chi tiết, linh kiện quan trọng nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cơ khí của khu vực và toàn cầu.
  • Hình thành mạng lưới công nghiệp vật liệu hỗ trợ ngành cơ khí.
  • Ứng dụng phát triển các công nghệ chế tạo mới, hiện đại. Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở những cơ sở đã có nhằm hoàn thiện các công nghệ chế tạo, sản xuất linh kiện, phụ tùng; Phát triển sản xuất xanh, sạch quy mô lớn.
Đánh giá bài viết
1 81
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo