Phương án chủ động phòng, chống bão và lũ

Phương án chủ động phòng, chống bão và lũ

Mùa mưa bão thường diễn ra hàng năm, để khắc phục và hạn chế những thiệt hại mà mưa, bão gây ra thì người dân cần tuân thủ các mệnh lệnh, chỉ dẫn của chính quyền, cơ quan chức năng khi xảy ra ngập úng; đồng thời tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả ngập úng cùng với chính quyền, cơ quan chức năng. Mời các bạn cùng tham khảo cách phòng chống mưa bão và lũ lụt dưới đây để chuẩn bị tốt hơn trước khi bão tới.

Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội

Nghị định 94/2014/NĐ-CP Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai

Phương án phòng chống bão, lũ

Những năm gần đây, trên địa bàn các thành phố đã xuất hiện những cơn mưa trên 100 mm và đỉnh triều vượt mức báo động I (trên 1,3 m) và vượt mức báo động II (trên 1,4 m) ngày càng nhiều hơn. Với những cơn mưa trên 100 mm, từ năm 1962 đến 1971 chỉ có 01 cơn, từ năm 1972 đến 1981 có 2 cơn, từ năm 1982 đến 1991 có 2 cơn, từ năm 1992 đến 2001 có 4 cơn, nhưng từ năm 2002 đến nay có tới 14 cơn. Với triều cường, từ năm 1997 đến nay, đỉnh triều trên 1,3 m tại trạm Phú An là 44 đợt, trên 1,4 m là 23 đợt; đặc biệt ngày 15-12-2008 đã xuất hiện đỉnh triều lịch sử (kể từ năm 1960) tại trạm Phú An – sông Sài Gòn là 1,55 m (vượt mức báo động III là 0,05 m). Mưa lớn, triều cường đã gây ngập tại nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố với trên 100 điểm, nhiều khu vực ngoại thành và vùng ven, nhất là tại các vùng trũng thấp, ven sông, rạch thường xuyên bị ngập úng do bể, tràn bờ bao gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Mặc dù, các sở - ngành, đơn vị, địa phương đã nỗ lực tổ chức ứng phó tình trạng ngập úng, ra sức xử lý, khắc phục sự cố thiên tai; tuy nhiên tần suất ngập do triều cường kết hợp mưa ngày càng tăng cao và địa bàn ảnh hưởng ngày càng rộng, một số địa phương vẫn còn bị động, lúng túng, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.

Thực hiện Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16-01-2008 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố; Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31-12-2008 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 6496/UBND-CNN ngày 21-10-2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tập trung triển khai các phương án, biện pháp phòng, chống và ứng phó với triều cường trên địa bàn thành phố và chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 1329/VP-CNN ngày 10-3-2009 của Văn phòng HĐND - UBND thành phố. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phòng, chống, ứng phó với mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố thời gian qua, nhất là những tháng cuối năm 2007, 2008 và trận mưa lịch sử xảy ra trên địa bàn Hà Nội vào đầu tháng 11 năm 2008. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố xây dựng phương án phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố, như sau:

I. YÊU CẦU

  • Chủ động phòng, chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra ngập úng do mưa lớn, triều cường nhằm bảo vệ an toàn tính mạng người dân, bảo vệ tài sản, công trình, cơ sở sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  • Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và "ba sẵn sàng" (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường ngay tại cơ sở.
  • Người dân cần tuân thủ các mệnh lệnh, chỉ dẫn của chính quyền, cơ quan chức năng khi xảy ra ngập úng; đồng thời tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả ngập úng cùng với chính quyền, cơ quan chức năng.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Giai đoạn phòng, chống ngập úng:

1.1. Thực hiện kịp thời dự báo, cảnh báo:

  • Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố khẩn trương triển khai xây dựng bản đồ khu vực nguy cơ ngập úng của thành phố tương ứng với vũ lượng mưa và đỉnh triều cường khác nhau để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng gây ngập, xác định các vị trí di dời an toàn đồng thời hằng năm cập nhật, bổ sung dữ liệu để phổ biến rộng rãi nhằm kịp thời dự báo, cảnh báo sát hợp với tình hình thực tế.
  • Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trong khu vực và thành phố, phát đi các dự báo, cảnh báo trước ít nhất 05 ngày (chủ yếu đối với triều cường) đến các sở - ngành, quận - huyện và thông qua phương tiện truyền thông đến các tầng lớp nhân dân thành phố, trước hết là nhân dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, rạch, vùng trũng thấp.
  • Khi có dự báo mưa to (từ 51 đến 100 mm) đến mưa rất to (trên 100 mm) và đỉnh triều cường (mực nước đo tại trạm Phú An) vượt mức báo động I (từ 1,30 m trở lên), Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố xác định các khu vực sẽ bị ảnh hưởng ngập để thông tin cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân biết nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống.

1.2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt phương châm chủ động phòng, chống ngập úng:

  • Các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các dự báo, cảnh báo về tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn cùng những nội dung khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng về các biện pháp phòng, chống để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động thực hiện.
  • Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã – thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm "bốn tại chỗ" trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa ngập úng. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng kéo dài trên diện rộng.

1.3. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả:

a) Đối với các cơ quan chức năng (Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, các sở – ngành thành phố, quận – huyện, phường – xã – thị trấn):

- Trước mùa mưa, triều cường (từ tháng 01 đến tháng 6 hằng năm):

  • Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven: tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và gia cố các công trình phòng, chống ngập lụt, cống ngăn triều, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, tiêu thoát nước. Tổ chức nạo vét, khai thông hệ thống kênh, mương, cống tiêu thoát nước, hồ điều tiết trên địa bàn theo kế hoạch đã được thành phố chấp thuận chủ trương ngay từ đầu năm. Đặc biệt, ngay từ quý I phải tổ chức tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống bờ bao, đê bao để kịp thời phát hiện các đoạn xung yếu tiến hành xử lý, nâng cấp, gia cố nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa, triều cường. Chủ động kiểm tra rà soát, xác định bổ sung các khu vực xung yếu cần phải sơ tán, di dời, các địa điểm kiên cố để tiếp nhận số dân được dự kiến sẽ sơ tán, di dời đến tạm cư trong thời gian xảy ra sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
  • Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông Vận tải thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo các Ban quản lý Dự án, các chủ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp thi công đã được phê duyệt (nạo vét, khai thông dòng chảy...). Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nạo vét cống rãnh, kênh, rạch tiêu thoát nước, duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng, các công trình ngầm đã xuống cấp, hư hỏng, sửa chữa thay mới các biển báo, cảnh báo.
  • Các sở - ngành, quận - huyện tiến hành kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, khuyến cáo các đơn vị, chủ sở hữu sửa chữa, nâng cấp, gia cố an toàn các kho tàng, công trình xuống cấp, công trình ngầm; đồng thời, rà soát, bổ sung phương án, biện pháp chống ngập khi xảy ra sự cố. Thực hiện chế độ bảo trì định kỳ các phương tiện, trang thiết bị hiện có để đảm bảo công tác vận hành phục vụ việc ứng phó tình trạng ngập úng được kịp thời, hiệu quả.
Đánh giá bài viết
1 2.889
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo