Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp

Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp. Tội phạm hình sự có bốn loại lỗi chính và tuỳ thuộc vào từng kiểu phạm tội mà xét tính lỗi của người phạm tội. Hãy cùng hoatieu.vn phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Lỗi vô ý vì quá tự tin là gì?

Lỗi vô ý do quá tự tin là lỗi trong trường hợp mà người phạm tội thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc nghĩ bản thân có thể ngăn ngừa được và đã gây ra hậu quả nguy hiểm đó. Trong trường hợp này người phạm tội nghĩ rằng hậu quả sẽ khó xảy ra nhưng nó đã xảy ra.

Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp
Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp

2. Lỗi cố ý gián tiếp là gì?

Cố ý gián tiếp thực chất là việc người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi nào đó có thể xảy ra nhưng họ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Nghĩa là người phạm tội nhận thức được hậu quả hành vi thực hiện nhưng ở mức thấp hơn hậu quả xảy ra và hơn nữa là người phạm tội có mục đích khác với hành vi phạm tội.

Thông thường những người có hành vi cố ý gián tiếp là sẽ lập tức hối hận và bất ngờ về hậu quả xảy ra trái với suy nghĩ của bản thân.

3. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp

Tiêu chí

Lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi cố ý gián tiếp

Khái niệm

- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lý trí

Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Ý chí

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Ví dụ

Bác sĩ A là người có kinh nghiệm nhiều năm, khi thấy thuốc quá hạn sử dụng nhưng biết rằng không gây hậu quả nên đã vẫn phát thuốc cho bệnh nhân, nhưng bệnh nhân đã bị ngộ độc thuốc.

Chị T và mẹ cãi vã về chuyện gia đình, mẹ nói chuyện với chị T và khuyên nhủ chị. Tuy nhiên chị T không nghe và đẩy mẹ ngã xuống. Mặc dù nhận thấy hành vi đó nguy hiểm cho mẹ nhưng chị vẫn thực hiện và bỏ đi. Mẹ chị T đã bị đập đầu vào bàn và tử vọng.
Hành vi của chị T là hành cố ý gián tiếp gây nên cái chết cho mẹ.

4. Phạm tội vô ý có được miễn trách nhiệm hình sự?

Căn cứ vào khoản 3 điều 29 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng 10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả 11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp 12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó thì người thực hiện tội phạm nghiêm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 239
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm