Nghị định 109/2017/NĐ-CP

Nghị định 109/2017/NĐ-CP - Bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ban hành quy định mới về nhiệm vụ của tổ chức quản lý di sản thế giới là điểm nổi bật được quy định tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo và tải về.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi chung là di sản thế giới) là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa và thiên nhiên, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (sau đây gọi chung là UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

2. Di sản văn hóa thế giới là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

3. Di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

4. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả Di sản văn hóa thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới, được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

5. Giá trị nổi bật toàn cầu là sự biểu hiện những ý nghĩa văn hóa và thiên nhiên đặc biệt của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế đối với các thế hệ hiện tại và tương lai.

6. Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu là sự khẳng định của Ủy ban Di sản thế giới về giá trị, tiêu chí, tính toàn vẹn, tính xác thực và việc quản lý, bảo vệ bền vững di sản mà nhờ đó nó được ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

7. Tính toàn vẹn là sự biểu hiện một cách đầy đủ các yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới.

8. Tính xác thực là sự biểu hiện một cách trung thực và đáng tin cậy của yếu tố gốc tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa của di sản thế giới, giúp nhận biết được bản chất, đặc tính, ý nghĩa và lịch sử của di sản thế giới đó.

9. Khu vực di sản thế giới là vùng chứa đựng các yếu tố gốc tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu củadi sản thế giới.

10. Vùng đệm của khu vực di sản thế giới là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực di sản thế giới, có tác dụng tạo thêm một lớp bảo vệ cho di sản thế giới và là nơi tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản thế giới.

11. Cộng đồng là tập hợp những người đang sinh sống ổn định và lâu dài trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới.

12. Kế hoạch quản lý di sản thế giới là văn bản tổng hợp các biện pháp bảo tồn giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới, bao gồm cả việc phân công trách nhiệm cụ thể đến mọi đối tượng liên quan tới việc thực hiện các biện pháp bảo tồn đó.

13. Quy chế bảo vệ di sản thế giới là văn bản chi tiết hóa các quy định liên quan tới những biện pháp bảo tồn của kế hoạch quản lý di sản thế giới nhằm giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện mọi hoạt động trong khu vực di sản thế giới một cách thuận lợi nhất.

14. Ủy ban Di sản thế giới là tổ chức được Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước Di sản thế giới bầu chọn theo nhiệm kỳ 04 năm để thực thi Công ước Di sản thế giới.

15. Trung tâm Di sản thế giới là cơ quan của UNESCO, có trách nhiệm hỗ trợ và cộng tác với các quốc gia thành viên Công ước Di sản thế giới, các cơ quan tư vấn và phân ban chuyên môn khác của UNESCO để điều phối mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý và bảo vệ di sản thế giới.

Chương II

BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI

Điều 4. Bảo vệ khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới

1. Khu vực di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

2. Vùng đệm của khu vực di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ II của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Điều 5. Chỉ số giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới

1. Tính toàn vẹn và tính xác thực.

2. Tính bền vững của công trình kiến trúc và địa điểm khảo cổ.

3. Sự bảo tồn và phát triển của hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài bị đe dọa.

4. Chất lượng nguồn nước.

5. Tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể.

6. Các yếu tố gốc khác cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới cần được giám sát.

Điều 6. Quy hoạch tổng thể di sản thế giới

1. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với việc lập quy hoạch tổngthể di sản thế giới theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa.

2. Trường hợp di sản thế giới đồng thời có khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới là một phần hoặc toàn bộ diện tích của khu du lịch quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển thì chỉ lập 01 quy hoạch tổng thể di sản thế giới, trong đó lồng ghép nội dung giữa bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh với bảo vệ tài nguyên du lịch, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên địa chất, địa mạo, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về di sản văn hóa và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 7. Nguyên tắc lập, thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới

1. Nguyên tắc lập kế hoạch quản lý di sản thế giới:

a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng và chiến lược khác có liên quan;

b) Phù hợp với hồ sơ di sản thế giới đã được đệ trìnhvà lưu giữ tại UNESCO và quy hoạch tổng thể di sản thế giới;

c) Bảo đảm việc gắn kết, lồng ghép giữa bảo vệ di sản thế giới với bảo vệ môi trường và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ di sản thế giới với phát triển bền vững;

d) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập kế hoạch quản lý;

đ) Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

e) Phù hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.

2. Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 05 năm, tầm nhìn 20 năm.

Điều 8. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới

1. Mô tả di sản thế giới

a) Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;

b) Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;

c) Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;

d) Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;

đ) Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.

2. Thực trạng bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

3. Mục tiêu của kế hoạch quản lý di sản thế giới.

4. Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới; cơ chế, chính sách áp dụng đối với việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

5. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới: Chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thế giới.

6. Xác định nguy cơ tác động tới di sản thế giới và đời sống cộng đồng để đề xuất xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.

7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

8. Phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.

9. Đề xuất nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di sản thế giới và nguồn kinh phí thực hiện.

10. Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.

Thuộc tính văn bản: Nghị định 109/2017/NĐ-CP

Số hiệu109/2017/NĐ-CP
Loại văn bảnNghị định
Lĩnh vực, ngànhVăn hóa - Xã hội
Nơi ban hành
Chính phủ
Người kýNguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành21/09/2017
Ngày hiệu lực10/11/2017
Đánh giá bài viết
1 177
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo