Quyết định 1100/QĐ-TTg Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật

Quyết định 1100/QĐ-TTg - Thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật

Quyết định 1100/QĐ-TTg xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành trong thực hiện Công ước về Quyền của người khuyết tật, góp phần thực hiện có hiệu quả các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH về việc xác định mức độ khuyết tật

Thông tư về công trình xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng số 21/2014/TT-BXD

Thông tư 08/2015/TT-BXD hướng dẫn chính sách hỗ trợ nhà ở với hộ nghèo giai đoạn 2011-2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1100/QĐ-TTgHà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (gọi tắt là Công ước) với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành trong thực hiện Công ước, góp phần thực hiện có hiệu quả các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức thực hiện Kế hoạch phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam.

b) Phát huy toàn diện trách nhiệm của các ngành, các cấp tham gia tổ chức thực hiện Công ước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan.

c) Các bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong Kế hoạch phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.

d) Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước và pháp luật về người khuyết tật

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật Việt Nam liên quan đến người khuyết tật, trong đó chú trọng các vấn đề sau:

  • Rà soát, lồng ghép nội dung về người khuyết tật vào các chương trình, đề án, dự án truyền thông;
  • Tuyên truyền các chính sách trợ giúp người khuyết tật, quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân, gia đình và bản thân người khuyết tật; tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số;
  • Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật và những người khuyết tật tự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, những hoạt động có hiệu quả trong việc trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng;
  • Tăng cường truyền thông về người khuyết tật nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày người khuyết tật thế giới (3/12) hàng năm.

b) Xây dựng tài liệu tuyên truyền; tổ chức đào tạo, tập huấn công tác truyền thông đối với người khuyết tật về các nội dung: Thái độ, cách ứng xử đối với người khuyết tật, nhu cầu hỗ trợ người khuyết tật, luật pháp, chính sách và các chương trình liên quan trợ giúp người khuyết tật.

2. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông và trợ giúp pháp lý bảo đảm phù hợp với Công ước.

3. Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về người khuyết tật

a) Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng:

  • Tăng cường các biện pháp bảo đảm việc tiếp cận được các dịch vụ y tế đối với người khuyết tật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng; xây dựng và áp dụng các chính sách ưu tiên, ưu đãi người khuyết tật về sử dụng dịch vụ y tế, về giá dịch vụ y tế tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh;
  • Xây dựng, triển khai, cung cấp các dịch vụ y tế nhằm giảm thiểu và phòng ngừa khuyết tật; triển khai các dịch vụ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ trước khi sinh, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản; triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở;
  • Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn đối với cán bộ y tế chuyên ngành phục hồi chức năng, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở về các kỹ năng phát hiện sớm và can thiệp sớm;
  • Củng cố các đơn vị phục hồi chức năng tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện và tăng cường nhân viên y tế chuyên trách phục hồi chức năng tại trạm y tế tuyến cơ sở;
  • Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tăng cường trang thiết bị và dụng cụ luyện tập phục hồi chức năng cho các cơ sở phục hồi chức năng,

b) Giáo dục:

  • Tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; xây dựng chương trình, tài liệu, nghiên cứu sản xuất, cung ứng tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù cho giáo dục người khuyết tật;
  • Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục người khuyết tật và nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
  • Nâng cao năng lực hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
  • Nghiên cứu xây dựng và phổ biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ phổ thông sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tài liệu kí hiệu ngôn ngữ cho các cấp học phổ thông.

c) Giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm:

  • Tổ chức thực hiện phục hồi chức năng lao động, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, ưu tiên dạy nghề tại cộng đồng, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác;
  • Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc làm cho người khuyết tật;
  • Tư vấn đào tạo nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật;
  • Xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại cộng đồng; mô hình hợp tác với doanh nghiệp trong dạy nghề, tạo việc làm;
  • Dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật;

Kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật được bố trí trong trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

d) Phòng chống thiên tai và hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật:

  • Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật, người khuyết tật và tổ chức của người khuyết tật trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai;
  • Xây dựng mô hình phòng chống thiên tai bảo đảm khả năng tiếp cận cho người khuyết tật;
  • Ứng dụng công nghệ, thiết bị chuyên dụng giúp người khuyết tật nhận thông tin cảnh báo sớm để ứng phó với thiên tai;
  • Triển khai hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật.

Kinh phí hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật được bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đánh giá bài viết
1 222
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi