Mắc Covid khi đi làm có được công ty hỗ trợ?

Mắc Covid khi đi làm có được công ty hỗ trợ? Người lao động nhiễm Covid khi đi làm thì có được công ty bồi thường hay hỗ trợ không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Mắc Covid khi đi làm có được công ty hỗ trợ?

Nếu mắc Covid làm suy giảm khả năng lao động dưới 5%:

Để xác định người mắc Covid có được bồi thường hay không phải xác định xem việc lây nhiễm lỗi do ai, nếu do công ty thì người có lỗi phải bồi thường theo Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Mắc Covid khi đi làm có được công ty hỗ trợ?

Nếu người đó mắc Covid dẫn đến suy giảm khả năng lao động trên 5% thì đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Trong đó, khoản 1 điều 40 quy định:

1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luậ

=> Người nhiễm Covid làm suy giảm khả năng lao động trên 5% thì được hưởng chế độ tai nạn như sau:

Công ty sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản chi phí cho bạn như chi phí sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế; phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động...

Bên cạnh đó, mức bồi thường được xác định như sau:

  • Nếu bị suy giảm 5-10% khả năng lao động, mức bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng. Sau đó, mức suy giảm cứ tăng 1% thì mức bồi thường cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. Áp dụng cho trường hợp suy giảm khả năng lao động 11-80%.
  • Nếu suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên hoặc người lao động chết, người sử dụng lao động phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương.
  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Căn cứ mức độ suy giảm khả năng lao động, người lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.

2. Hỗ trợ người lao động nghỉ việc do Covid

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Điều 22. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả

1. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.

2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng /trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

3. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

3. Điều kiện để được hưởng hỗ trợ nghỉ việc do Covid

Để được hưởng hỗ trợ nghỉ việc do ảnh hưởng Covid mà không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng điều kiện sau:

Điều 21. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Mắc Covid khi đi làm có được công ty hỗ trợ? Người lao động trong thời gian Covid gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng. Do vậy, chính phủ cũng đang cố gắng cùng người lao động san sẻ những khó khăn này

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 45
0 Bình luận
Sắp xếp theo