Giấy tờ hồ tịch gồm những gì?

Hộ tịch gồm những giấy tờ gì năm 2024? Những giấy tờ hộ tịch có quan trọng hay không? Mời bạn đọc đón xem bài viết chi tiết dưới đây của Hoatieu.vn để tìm hiểu chi tiết.

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản để xác nhận tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi qua đời, bao gồm những thông tin về: họ tên, quê quán, thông tin cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, thành phần dân tộc, quốc tịch... Đây là những thông tin gắn liền với mỗi con người, do đó, nếu có sự thay đổi thì phải được ghi vào sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Vậy giấy tờ hộ tịch là gì? Mời các bạn tìm hiểu thêm sau đây.

Giấy tờ hộ tịch gồm những gì
Giấy tờ hộ tịch gồm những gì

1. Giấy tờ hộ tịch gồm những gì?

Dựa trên những thông tin về hộ tịch đã chỉ ra ở trên, giấy tờ hộ tịch sẽ bao gồm các loại giấy tờ như:

  • Giấy khai sinh: Đây được coi là loại giấy tờ quan trọng đầu tiên với mỗi người từ khi sinh ra, ghi lại việc ra đời của một con người, bao gồm các thông tin về ngày giờ sinh, nơi sinh, thông tin bố mẹ, quê quán, hộ khẩu, mã số định danh...
  • Giấy đăng ký kết hôn: Xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi người, lập gia đình với ai, thông tin người kết hôn với bạn...
  • Giấy khai tử: (Giấy chứng tử) là loại giấy tờ hộ tịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho người thân thích cuả người đã mất nhằm xác nhận người đó đã chết.
  • Giấy giám hộ nuôi con: là văn bản xác nhận của cơ quan chức năng về việc một công dân có đủ khả năng, điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
  • Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc: thay đổi quốc tịch, xác nhận thân nhân, ly hôn, nuôi con nuôi...

=> Mỗi người ngay từ khi sinh ra đã phải đăng ký hộ tịch, bước đầu tiên là đăng ký khai sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân. Dựa trên những thông tin đã đăng ký hộ tịch, công dân sẽ được nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cũng như thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quy định về luật quản lý dân cư.

2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch năm 2024

Thẩm quyền đăng ký hộ tịch năm 2024 thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã, UBND cấp huyện theo Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 1843/VBHN-BTP. Cụ thể như sau:

2.1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã

- Đăng ký khai sinh và đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt:

+ Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

+ Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

+ Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ.

+ Đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới: UBND xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

- Đăng ký kết hôn.

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Đăng ký khai tử.

- Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.

2.2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp huyện

- Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam.

- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

- Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.

- Đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Có được tẩy xóa thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch không?

Căn cứ Điều 74 Luật hộ tịch 2014, Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm bao gồm:

Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm

1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.

2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.

3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.

4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.

6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.

7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, nội dung thông tin được lưu trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch không được phép tẩy xóa, chỉnh sửa, làm sai lệch nội dung khi không có bản án, quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. Trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch?

Theo Điều 11 Luật hộ tịch 2014, trường hợp được miễn lệ phí hộ tịch bao gồm:

a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

5. Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không?

Sổ hộ tịch không phải sổ hộ khẩu.

Sổ hộ tịch là sổ ghi chép tất cả những sự kiện pháp lý của mỗi cá nhân công dân từ khi sinh ra đến khi qua đời.

Sổ hộ khẩu là sổ ghi lại thông tin của những người trong cùng một gia đình, làm căn cứ để xác nhận thông tin hộ tịch của mỗi cá nhân công dân.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu

Video Giấy tờ hộ tịch là gì? Tìm hiểu về hộ tịch và sổ hộ tịch

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp đến bạn đọc Giấy tờ hồ tịch gồm những gì? Thẩm quyền đăng ký hộ tịch năm 2024 thuộc về cơ quan nào? Mời bạn đọc đón đọc các thông tin hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật nhé.

Đánh giá bài viết
1 124
0 Bình luận
Sắp xếp theo