Giáo viên có được cắt tóc học sinh không?

Giáo viên có được cắt tóc học sinh không? Hiện nay tình trạng học sinh không tuân thủ nội quy mà nhà trường đã đặt ra cũng dễ dàng bắt gặp. Nhưng việc kỷ luật học sinh cũng cần tuân thủ những quy định pháp luật. Vậy khi phát hiện học sinh nhuộm tóc thì giáo viên có được cắt tóc học sinh không? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Học sinh có được nhuộm tóc đến trường?

Theo quy định tại điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy đối với học sinh, độ tuổi nhỏ cần có việc cấm không được thực hiện, ngăn chặn tương lai xấu có thể diễn ra.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy không có quy định cấm việc học sinh nhuộm tóc. Tuy nhiên với mỗi trường sẽ có những quy định khác nhau, việc cấm học sinh nhuộm tóc cũng được nhiều phụ huynh và nhà trường đồng ý vì việc nhuộm tóc không đúng với văn hoá nước ta, điều này còn thể hiện việc không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Nên có thể thấy một số trường được sự đồng ý của phụ huynh đặt ra nội quy học sinh, không được nhuộm tóc.

2. Học sinh nhuộm tóc sẽ bị kỷ luật như thế nào?

Giáo viên có được cắt tóc học sinh không?
Giáo viên có được cắt tóc học sinh không?

Cũng theo Thông tư 32/2020 tại khoản 2 điều 38 quy định:

2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc kỷ luật đối với học sinh nhuộm tóc, không tuân thủ quy định của trường bị kỷ luật với hình thức, nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ khắc phục vi phạm hoặc khiển trách, thông báo với cha mẹ của mình.

Có thể quy định pháp luật không quy định cụ thể cách ứng xử với học sinh vi phạm nội quy nhưng với tình huống học sinh nhuộm tóc thì giáo viên có một số cách ứng xử phù hợp với quy định kỷ luật như sau:

  • Yêu cầu học sinh nhuộm lại màu tóc bình thường;
  • Thông báo với cha mẹ học sinh để thực hiện việc nhuộm tóc lại của học sinh;

3. Giáo viên có được cắt tóc học sinh không?

Vậy với tình huống giáo viên cắt tóc học sinh có phù hợp hay không? Hiện nay có một tình huống diễn ra, học sinh nhuộm tóc mà giáo viên đã dùng biện pháp cắt một phần tóc của học sinh để răn đe.

Với tình huống này được nhiều người nhận xét rằng cả hai đều có những ứng xử không đúng đắn. Việc học sinh nhuộm tóc mà trường cấm hành động này thì các em nên tuân thủ. Hơn nữa việc nhuộm tóc cũng không phù hợp với lứa tuổi và ảnh hưởng đến sức khoẻ các em.

Còn với giáo viên thì nhiều ý kiến trái chiều về việc phải làm như vậy thì học sinh mới tuân thủ, ngược lại nhiều người cho rằng việc cắt tóc các em đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của học sinh.

Như vậy có thể thấy học sinh nhuộm tóc là hành vi sai phạm nên các em cần thực hiện việc nhuộm tóc lại để tuân thủ quy định nhà trường. Còn giáo viên cần thực hiện đúng quy định pháp luật về hình thức kỷ luật học sinh nêu trên, áp dụng từ hình thức nhẹ nhất để khắc phục, tránh những hành vi xâm phạm đến học sinh.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Giáo viên có được cắt tóc học sinh không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 103
0 Bình luận
Sắp xếp theo