Điều kiện kết nạp Đảng viên 2023

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là vinh dự của mọi công dân Việt Nam. Vậy để vào Đảng bạn cần những điều kiện gì? Trong bài viết sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ với các bạn điều kiện kết nạp Đảng 2023 mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, công dân phải đáp ứng được một số điều kiện cụ thể theo quy định.

Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:

"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."

Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả xin đưa ra bảng điều kiện để kết nạp Đảng như sau:

1. Quy định điều kiện kết nạp Đảng viên 2023

STT

Điều kiện kết nạp Đảng

1. Tuổi đời

Từ 18 tuổi - 60 tuổi:

- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

- Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:

+ Có sức khoẻ và uy tín;

+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;

+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

2. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên:

- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

3. Thừa nhận và tự nguyện

Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng:

Công dân đó phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.

4. Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm

Là người ưu tú và được nhân dân tín nhiệm:

Người được kết nạp vào Đảng phải chứng tỏ được là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm thông qua thực tiễn. Đây chính là điều kiện quan trọng để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

5. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và có giấy chứng nhận

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

6. Có đơn tự nguyện xin vào Đảng

Làm đơn xin tự nguyện vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

7. Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ

Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ

Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

8. Được hai đảng viên chính thức giới thiệu

Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu:

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Lưu ý khi kết nạp Đảng: 

Người vào Đảng phải:

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Người giới thiệu phải:

  • Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
  • Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

2. Trình tự và thủ tục kết nạp Đảng 2023

Bước 1. Tổ chức họp và giới thiệu:

Sau thời gian phấn đấu học cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể: Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét. Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:

  • Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;
  • Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề: Về phẩm chất chính trị; Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng; Về học tập, chuyên môn; Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
  • Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.

Bước 2. Hoàn thành hồ sơ:

Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên. Hồ sơ bao gồm: Biên bản họp đơn vị, Biên bản kiểm phiếu; Phiếu tín nhiệm; Sau đó Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên). Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận Lý lịch người xin vào đảng. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày nhận được Lý lịch người xin vào đảng , trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Bước 3. Thẩm tra lý lịch:

Trong thời gian 2 tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.

Bước 4. Xét kết nạp Đảng:

Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:

  1. Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra)
  2. Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);
  3. Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:
  4. Nhận xét của đoàn thể: Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
  5. Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
  6. Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
  7. Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;
  8. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
  9. Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;

Bước 5. Tổ chức lễ kết nạp:

Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không quá 1 tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ).

Bước 6. Giai đoạn đảng viên dự bị:

Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết). Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.

Bước 7. Thủ tục chuyển đảng chính thức:

Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức. Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.

Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:

- Đơn xin chuyển Đảng chính thức;

- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị;

- Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ

- Ý kiến nhận xét của BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn

- Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)

- Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức

- Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức

- Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức

Bước 8. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng:

Để có thể chuyển sinh hoạt Đảng một cách đơn giản, dễ dàng, các bạn cần chú ý những điều sau: Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng cần đầy đủ từ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị, hồ sơ Đảng viên.... Cũng như chấp hành những yêu cầu mà Đảng bộ địa phương đưa ra, thời gian chờ đợi chuyển sinh hoạt Đảng là 1 tháng. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô).
  • Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú.
  • Phiếu đảng viên (khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng).
  • Thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị.
  • Hồ sơ đảng viên (có bổ sung lý lịch, quá trình công tác; mục lục hồ sơ đảng viên đến thời điểm chuyển đi)
  • Bản tự kiểm điểm của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi.

3. Căn cứ Kết nạp Đảng viên 2023

4. Đã ly hôn có được phép kết nạp Đảng?

Được biết phẩm chất đạo đức của Đảng viên rất quan trọng nên điều kiện để kết nạp vào Đảng viên cũng được quy định chặt chẽ. Trong những điều kiện kết nạp Đảng viên mà hoatieu.vn nêu trên không có quy định nào cấm người đã ly hôn không được kết nạp Đảng viên.

Hơn nữa trong pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng quy định vợ và chồng khi có yêu cầu ly hôn sẽ trực tiếp nộp đơn yêu cầu lên cơ quan chức năng để giải quyết.

Vì thế ly hôn hay không ly hôn không ảnh hưởng đến việc cán bộ được kết nạp Đảng hay không. Tuy nhiên nếu cán bộ vướng mắc phải vấn nạn về gia đình như bạo lực, hành hung, bạo hành thì có thể bị xem xét về phẩm chất đạo đức chưa đạt yêu cầu để kết nạp Đảng.

Vì vấn đề ly hôn tự nguyện là việc bình đẳng giữa vợ và chồng nên đây cũng là một quyền lợi của hai bên trong hôn nhân và không hề vi phạm pháp luật. Nhưng vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, con cái thì lại vi phạm pháp luật và đạo đức nghiêm trọng nên sẽ bị coi là một khía cạnh xấu không được vào Đảng.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan Hỏi đáp pháp luật như là:

Đánh giá bài viết
1 6.451
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm