Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

Dân chủ là quyền lực thuộc về ai? Dân chủ vẫn luôn là vấn đề được nhiều người tìm hiểu, vì dân chủ sẽ xuất hiện thường xuyên trong đời sống xã hội và cả trong vấn đề chính trị của đất nước. Nhiều người vẫn chưa hiểu hết dân chủ là thuộc về ai và thực thi như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ là chế độ chính mà trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

Dân chủ là chính là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

Dân chủ được coi là động lực để xoá bỏ đi chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, công lí cho mọi người, tạo nên sự bình đẳng giữa nam nữ, các dân tộc và cho mọi người cơ hội hạnh phúc bằng việc thừa nhân các quyền dân chủ đó trong Hiến pháp và văn bản pháp luật liên quan.

Nhờ có dân chủ được xây dựng thì toàn bộ nhân dân mới thấy được sự công bằng trong cuộc sống và được pháp luật bảo vệ quyền dân chủ của chính mình.

2. Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

Khi tìm hiểu về dân chủ bạn sẽ bắt gặp câu hỏi thường thấy là dân chủ quyền lực thuộc về ai? Ví dụ như câu hỏi dưới đây:

Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

  1. Nhân dân
  2. Lãnh đạo
  3. Giai cấp thống trị
  4. Giai cấp bị trị

Trả lời đáp án đúng là: A. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

Vì như khái niệm nêu trên là Dân chủ là chế độ chính mà trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

3. Dân chủ được thực thi như thế nào?

Dân chủ được thực thi hằng ngày trong đời sống của công dân. Chúng ta có thể thấy dân chủ được thể hiện ở các mặt trong đời sống như văn hoá, xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học và cả chính trị.

Cụ thể là pháp luật luôn ghi nhận người dân được thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động chính trị như:

  • Tham gia xây dựng ý kiến tại chính quyền địa phương;
  • Giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước;
  • Tham gia bầu cử hội đồng nhân dân;
  • Đại diện của người dân thực hiện quyền dân chủ gián tiếp ở các cấp chính quyền;
  • Tham gia cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp;

Ngoài ra ở đời sống thì người dân được dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp trong mọi hoạt động của tổ chức khác nhau như:

  • Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng lớp học;
  • Người dân được tham gia xây dựng hoạt động lễ hội tại thôn, làng;
  • Người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình trong hội nhóm.

Đấy chính là những hoạt động thể hiện sự dân chủ của nhân dân trong đất nước và xã hội hiên nay.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Dân chủ là quyền lực thuộc về ai? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 85
0 Bình luận
Sắp xếp theo