Các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên từ 1/7/2024
Quyền của cha mẹ đối với con cái theo quy định từ 1/7/2024
Từ ngày 1/7/2024 tới đây, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được ban hành bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ chính thức có hiệu lực. Đồng nghĩa sẽ có rất nhiều quy định mới được hướng dẫn làm rõ và thi hành, nổi bật trong số đó có quy định về các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết tại đây của Hoatieu.vn để làm rõ nội dung này.
1. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên từ 1/7/2024
Hiện nay, các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP) như sau:
1. “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” là bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý.
Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên.
2. “Hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sư phát triển toàn diện của con.
Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản.
3. “Phá tán tài sản của con” là mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con.
4. “Có lối sống đồi trụy” là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm.
5. “Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy.
6. Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định về việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cụ thể như sau:
- Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
- Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
- Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con khi cha, mẹ có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong trường hợp cha, mẹ đã thực hiện được một phần hai thời hạn theo quyết định của Tòa án và trong thời hạn này, cha, mẹ không thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, Nghị quyết đã hướng dẫn, làm rõ nhiều quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Có thể kể đến như cha, mẹ có hoạt động mại dâm hay bỏ mặc con tự sinh sống sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và còn nhiều trường hợp cụ thể khác.
2. Con từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý?
Tại Khoản 1 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
Như vậy, con từ đủ 15 tuổi trở lên hoàn toàn có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Không chỉ vậy còn cần lưu ý thêm các quy định như sau:
- Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
- Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả thông tin về Các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên từ 1/7/2024.
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan trên chuyên mục Phổ biến Pháp luật tại đây:
- Chia sẻ:Đinh Ngọc Tùng
- Ngày:
Tham khảo thêm
Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
Độc thân có được nhận con nuôi?
Ví dụ về quan hệ pháp luật hôn nhân và giải thích mới nhất năm 2024
Nhận con nuôi để trục lợi 2024 phạt thế nào?
Quy định thu chi quỹ hội phụ huynh học sinh 2024
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ nào?
Phân chia đất đai thừa kế không có di chúc 2024 thế nào?
Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27