Người bị phạt án treo có được đi làm không?

Người bị phạt án treo có được đi làm không? Với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, những tin tức về tội phạm được phổ cập rộng rãi. Trong đó, một bộ phận tội phạm được hưởng án treo tại nơi cư trú. Vậy quy định của pháp luật về những trường hợp này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Hoatieu.vn.

1. Người bị phạt án treo có được đi làm không?

Liệu người bị phạt án treo có được đi làm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những gia đình có người đang hưởng án treo tại nhà, bị hạn chế quyền tự do. Để giải đáp thắc mắc này, Hoatieu xin dẫn căn cứ pháp luật sau đây:

Theo quy định tại Điều 88 Luật thi hành án hình sự 2019 về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo:

- Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.

- Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

- Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.

- Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Án treo là gì?

Án treo là chế định pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình phạt. Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 tình tiết trở lên), và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.

Trong thời gian thử thách, nếu người bị án treo lại phạm tội mới thì toà án quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt tù như đã ghi trong bản án cũ, tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Nếu trong thời gian hưởng án treo, người được hưởng có tiến bộ thì tòa án có thể rút ngắn hoặc chấm dứt thời gian thử thách, người được hưởng án treo được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt và được xóa án tích giống như các trường hợp vẫn phải cải tạo trong trại giam khác khi có đủ điều kiện do luật định. Mức độ vi phạm đủ nhẹ để hưởng án treo được quy định tùy theo luật pháp từng quốc gia.

3. Bị án treo có được tiếp tục đi làm?

Trả lời cho câu hỏi Bị án treo có được tiếp tục đi làm không? Căn cứ theo Điều 88 Luật thi hành án hình sự năm 2019 được trích dẫn tại mục 1, người bị án treo được tiếp tục đi làm nếu thuộc 1 trong các trường hợp tại Điều 88, bạn đọc tham khảo những phân tích chi tiết tại mục 1.

4. Điều kiện được giảm thời gian thử thách của án treo?

Trong quá trình chấp hành án treo, người được hưởng án treo chấp hành tốt các quy định của pháp luật và có tiến bộ trong việc tích cực sửa chữa lỗi lầm thì được xem xét giảm thời gian thử thách án treo. Cụ thể căn cứ tại Điều 89 về rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo như sau:

1. Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;

b) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

2. Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.

3. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.

4. Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 87 của Luật này và bị Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn không được tính để trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù.

5. Án treo có được đi khỏi địa phương không?

Người đang hưởng án treo chỉ bị hạn chế quyền tự do đi lại 1 phần, nếu có lý do chính đáng, có đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã thì họ vẫn được đi khỏi địa phương. Căn cứ theo Điều 92 về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo của Luật thi hành án hình sự năm 2019 như sau:

1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Người bị phạt án treo có được đi làm không? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
3 166
0 Bình luận
Sắp xếp theo