Mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất 2024

Giấy đề nghị tạm ứng là mẫu chứng từ kế toán được ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTCThông tư 107/2017/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sử dụng làm căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho nhân viên tạm ứng để đi công tác, giải quyết việc của cơ quan đơn vị hoặc việc cá nhân. Các bạn có thể tải mẫu giấy đề nghị tạm ứng và điền đầy đủ thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Giấy đề nghị tạm ứng là gì?

Khoản tạm ứng là tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ của công ty.

Theo đó, giấy đề nghị tạm ứng là bảng kê khai của người nhận tạm ứng về các khoản tiền xin tạm ứng để sử dụng vào mục đích nào đó. Đây là căn cứ để thanh toán tiền, ghi sổ kế toán sau khi được tạm ứng tiền và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Người đề nghị tạm ứng có thể là công nhân viên, người lao động miễn là làm việc tại công ty và có nhu cầu tạm ứng. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được người có thẩm quyền (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc) chỉ định bằng văn bản.

Mục đích của giấy này là tạm ứng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết công việc của công ty. Ví dụ như mua hàng hóa, vật liệu, đi công tác…

Người nhận khoản tạm ứng có trách nhiệm quản lý, sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng quy định của đơn vị, công ty; chỉ được sử dụng khoản tiền tạm ứng theo mục đích đã được phê duyệt hoặc yêu cầu. Sau khi hoàn thành công việc, người nhận tiền tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ gốc, nếu không sử dụng hết khoản tạm ứng, phải nộp lại quỹ của đơn vị.

Trình tự xin tạm ứng: Trước tiên người cần tạm ứng ghi Giấy đề nghị tạm ứng sau đó đưa Trưởng bộ phận ký. Kế tiếp là Kế toán trưởng ký và cuối cùng là Giám đốc duyệt.

2. Trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng

Không phải bất cứ lúc nào và bất cứ lý do gì người lao động cũng có thể tạm ứng, mà việc tạm ứng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo đó, người nhận tạm ứng:

- Phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số tiền đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.

- Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại vào quỹ. Nếu không nộp lại thì tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

- Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

- Khi hoàn thành công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, đã sử dụng và chênh lệch (nếu có).

- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau.

(khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

3. Mẫu Giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu 03 - TT, Mẫu C42 - HD - Giấy đề nghị tạm ứng mới nhất

Nội dung cụ thể của Giấy đề nghị tạm ứng - Mẫu số 03-TT được trình bày cụ thể dưới đây để các bạn tham khảo:

Mẫu 1: Giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Đơn vị: ...........................

Bộ phận: .........................

Mẫu số 03 - TT
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày.....tháng....năm....

Số: .................

Kính gửi:.................................................................................................................

Tên tôi là:................................................................................................................

Bộ phận (hoặc Địa chỉ):............................................................................................

Đề nghị cho tạm ứng số tiền:........................................ (Viết bằng chữ)....................

Lý do tạm ứng:.........................................................................................................

Thời hạn thanh toán:................................................................................................

Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên)

4. Giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Đơn vị:...................................

Mã QHNS:..............................

Mẫu số C42 – HD

(Ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT- BTC

ngày 24/11/2017 của Bộ Tài chính

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày ..... tháng ..... năm ......

Kính gửi:.....................................................

Tên tôi là:..........................................

Bộ phận (hoặc địa chỉ):..........................................

Đề nghị cho tạm ứng số tiền:.........................(Viết bằng chữ)........................

Lý do tạm ứng: ..........................................

Thời hạn thanh toán:..........................................

Thủ trưởng đơn vị

Duyệt tạm ứng:......

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận

(Ký, họ tên)

Người đề nghị

(Ký, họ tên)

5. Giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Đơn vị.............................

Bộ phận..........................

Mẫu số 03 - TT
(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 24/12/2014 của BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày ..... tháng ..... năm ......

Số: .....................

Kính gửi: .....................................................................................................................

Tên tôi là:……………………............………….......…….………………………………..…….....

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Đề nghị tạm ứng số tiền:………………………………………(Viết bằng chữ)…………............

Lý do tạm ứng:……………………………………………...……………………………….............

Thời hạn thanh toán:………………………………………………………………………..............

Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên)

6. Giấy đề nghị tạm ứng theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC

Đơn v:………..

Bộ phận:……….

Mẫu số: 03 - TT

(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC

Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày ...tháng ...năm ...

Số: ...................

Kính gửi: ..........................................................................................................

Tên tôi là: ........................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Đề nghị cho tạm ứng số tiền: ................... (Viết bằng chữ) ...........................

Lý do tạm ứng: ..............................................................................................

Thời gian thanh toán: ....................................................................................

Giám đốc

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận

(Ký, họ tên)

Người đề nghị thanh toán

(Ký, họ tên)

7. Mẫu giấy đề nghị tạm ứng lương

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng lương là mẫu giấy tờ được sử dụng trong doanh nghiệp, do người lao động lập ra để đề nghị tạm ứng tiền lương trước ngày nhận lương chính thức. Mẫu giấy tạm ứng tiền này thường được lập bởi nhân viên, người lao động và gửi cho bộ phận kế toán để xin cấp chi phí.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

........., ngày…..tháng….năm…….

ĐƠN XIN

TẠM ỨNG LƯƠNG THÁNG

(V/v: Tạm ứng lương)

Căn cứ vào Bộ luật lao động năm 2012

Kính gửi: Ông/bà……………………. Trưởng phòng tài chính công ty …………

Tên tôi là: …………………………………Ngày sinh: ………………………….…….

Hiện đang là: Nhân viên…………….. tại phòng…………… của công ty ……........

CMTND số: …………………………………………………………………..................

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………....

Hôm nay, tôi viết đơn này để xin phép ông/bà một việc như sau:

Do nhu cầu cá nhân, tôi cần ứng trước lương tháng ……. để có đủ điều kiện về tài chính cần thiết mà có thể giải quyết công việc của mình. Số tiền lương tôi cần ứng là……………………….. triệu đồng, tương ứng với ………………….. ngày làm việc của tôi.

Vì vậy, tôi viết đơn này để xin ông/bà …………………………………… Trưởng phòng tài chính công ty về việc tạm ứng tiền lương trước cho tôi với mức tiền lương đã nêu trên. Số tiền lương ứng trước sẽ được trừ vào tiền lương tháng ………….. thường được nhận vào ngày …………………........

Khi đến hạn trả lương cho nhân viên vào tháng…………. tôi sẽ nhận số tiền lương còn lại của tháng………… sau khi đã trừ đi số tiền lương đã ứng trước.

Dựa vào Điều 100 về Tạm ứng tiền lương của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, tôi rất mong ông/bà …………… có thể cân nhắc xem xét để đảm bảo quyền lợi cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký tên)

7. Cách viết mẫu giấy đề nghị tạm ứng

1. Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận mà người xin tạm ứng làm việc.

2. Ghi rõ gửi người có thẩm quyền xét duyệt (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp).

3. Người xin tạm ứng ghi rõ thông tin của mình (họ tên, địa chỉ, bộ phận, đơn vị làm việc).

4. Số tiền xin tạm ứng viết bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.

5. Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng:

- Tạm ứng tiền công tác phí từ ngày 08/4/2019 đến ngày 11/4/2019 tại chi nhánh X, thành phố Y;

- Tạm ứng tiền mua văn phòng phẩm tháng 04/2019;

- Tạm ứng tiền mua vật tư cho hạng mục nền móng công trình Z;

………

6. Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

7. Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho phụ trách bộ phận ký xác nhận và kế toán trưởng xem xét, nêu rõ ý kiến đề nghị người có thẩm quyền duyệt chi. Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

9. Quy trình xin tạm ứng khi đi công tác

Bước 1: Người/Bộ phận đề nghị tạm ứng lập bộ chứng từ gửi về phòng kế toán (tài chính) của đơn vị gồm:

- Quyết định cử đi công tác;

- Dự trù kinh phí cho đoàn/cá nhân đi công tác;

- Giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu.

Bước 2: Kế toán thanh toán tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Trả lại người/bộ phận đề nghị tạm ứng nếu không/chưa đúng quy định).

Bước 3: Kế toán trưởng ký duyệt trên Giấy đề nghị tạm ứng; Phòng Kế hoạch – Tài chính trình Giám đốc (người đại diện doanh nghiệp, đơn vị) phê duyệt.

Bước 4: Phòng kế toán (tài chính) tiến hành chi tiền mặt cho người/bộ phận đề nghị tạm ứng.

Thông thường, thời gian giải quyết tiền tạm ứng sẽ kèo dài từ 3-5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ tạm ứng hợp lệ của người lao động.

10. Quy trình xin tạm ứng khi mua vật tư

Bước 1: Người/Bộ phận đề nghị tạm ứng lập bộ chứng từ gửi về phòng Phòng Kế hoạch – Tài chính gồm:

- Kế hoạch thực hiện đã được ban giám đốc phê duyệt (áp dụng đối với hoạt động đã được thông qua trong dự toán năm);

- Kế hoạch thực hiện và tờ trình kinh phí, nguồn kinh phí sử dụng đã được Ban Giám đốc phê duyệt (áp dụng đối với hoạt động đã được thông qua trong dự toán năm nhưng phát sinh thêm kinh phí hoặc đối với các hoạt động mới phát sinh);

- Dự trù kinh phí hoạt động chi tiết: Tùy vào nội dung hoạt động, các đơn vị lập dự trù kinh phí phù hợp;

- Giấy đề nghị tạm ứng.

Đối với trường hợp mua sắm hàng hóa, cần bổ sung thêm: bản báo giá hoặc hợp đồng kinh tế.

Bước 2: Kế toán thanh toán tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Trả lại người/bộ phận đề nghị tạm ứng nếu không/chưa đúng quy định).

Bước 3: Kế toán trưởng ký duyệt trên Giấy đề nghị tạm ứng; Phòng Kế hoạch – Tài chính trình Giám đốc (người đại diện doanh nghiệp, đơn vị) phê duyệt.

Bước 4: Phòng Kế hoạch – Tài chính tiến hành chi tiền mặt cho người/bộ phận đề nghị tạm ứng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
25 281.297
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo