Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất 2024

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu đơn xin xác định ranh giới đất để bạn đọc cùng tham khảo. Đây là mẫu dùng để gửi cho cơ quan cấp trên xem xét và tiến hành xác nhận ranh giới đất.

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất là văn bản ghi nhận ý kiến giữa những người sử dụng đất liền kề về ranh giới, tình trạng không có tranh chấp. Đây là một giấy tờ khá quan trọng tuy nhiên đơn xin ký giáp ranh giữa các thửa đất liền lại không có mẫu theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số mẫu đơn xin được xác định ranh giới đất phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo nhằm hoàn thiện thủ tục đất đai của mình một cách dễ dàng, minh bạch.

1. Định nghĩa mẫu đơn xin xác định ranh giới đất là gì?

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất là mẫu đơn được lập ra để xin được xác định ranh giới đất. Mẫu nêu rõ nội dung xin xác định, thông tin người làm đơn...

2. Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất số 1

Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..........., ngày …… tháng ….. năm …..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN RANH GIỚI ĐẤT Ở

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………………………..

Tôi tên là: ………………………………… Sinh năm: ……………….

CMND số: …………………. Cấp ngày: ………………. Tại: …………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………………………………………………………….

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

Tôi là người sử dụng thửa đất số …. tờ bản đổ số ….. địa chỉ: ………………………… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………… do …………… cấp ngày …./…./…..

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất trên cho ông/ bà….………… (CMND số: ………………. do Công an ….. cấp ngày: ………; trú tại: ………). Do yêu cầu của ông/ bà ……………….., tôi cần xác minh ranh giới đất mà tôi đã cung cấp thông tin cho ông/ bà………………. là đúng.

Vì vậy, bằng văn bản này tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận ranh giới đất giữa phần đất thuộc quyền sử dụng đất của tôi và những phần đất liền lề được xác định đúng thông tin sau:

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.

Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận ranh giới thửa đất cho tôi để tôi sớm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA ………….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất số 2

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

v/v: yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (ranh đất)

Kínhgửi: - UBND phường (xã, thị trấn)..................................

Họvà tên người yêu cầu: ................Sinhnăm: ...........

CMND số: ............... Ngày cấp: .....................Nơi cấp:..............

Hộ Khẩu Thường trú: .......................

Nội dung vụ việc tranh chấp:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Từ những nội dung nêu trên tôi (chúng tôi) đề nghị UBND phường (xã, thị trấn) ....................... tổ chức buổi hòa giải để giải quyết tranh chấp ranh đất tại phường/xã/thị trấn đối với quyền sử dụng đất tại thửa đất số: ............., tờ bản đồ số..........., địachỉ: .........................................

Trong buổi họp hòa giải, đề nghị lập biên bản hòa giải xác định rõ ranh thửa đất để chúng tôi tiếp tục thực hiện việc yêu cầu ..............................................đối với thửa đất nêu trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

4. Một số lưu ý về ký giáp ranh mảnh đất

* Giáp ranh không phải là thủ tục riêng biệt

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ thủ tục đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu
  • Bước 4: Trả kết quả.

Trong đó, tại bước 3 có nhiều công việc cần thực hiện nhất. Tại giai đoạn này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những công việc như sau:

(1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch.

(2) Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện công việc tại mục (1), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu có).

(3) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Như vậy, có thể thấy trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận không tách khâu ký giáp ranh thành thủ tục hành chính riêng biệt.

* Vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận dù hàng xóm không chịu ký giáp ranh

Khoản 11 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định các trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:

“…

Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;”.

Như vậy, dù hàng xóm (người sử dụng đất liền kề) không ký giáp ranh hoặc có ý định không ký giáp ranh thì cơ quan tiếp nhận vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

* Cấp Giấy chứng nhận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề

Căn cứ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành (như Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và các Điều 20, 21, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,…), có thể thấy không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận vì người sử dụng đất không chịu ký giáp ranh.

Thực tế cho thấy nhiều người dân bị từ chối hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù cơ quan nhà nước đã nhận hồ sơ với lý do người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì lý do ở đây có thể do tranh chấp.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ chỉ cần đủ điều kiện cấp sẽ được cấp. Điều này rất hợp lý vì nếu quy định từ chối cấp Giấy chứng nhận với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh thì không phù hợp, bởi lẽ họ có thể lấy lý do cá nhân như mâu thuẫn, ganh ghét để cản trở người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận.

Nói cách khác, không thể vì lý do cá nhân mà có quyền cản trở, gây khó khăn đối với quyền được cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp và có đủ điều kiện theo quy định.

Nếu có tranh chấp thì phải gửi đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nếu hòa giải không thành thì gửi đơn khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết theo quy định.

Chỉ khi nào nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì khi có mới chưa cấp Giấy chứng nhận (giải quyết tranh chấp trước, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sau).

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục xây dựng nhà đất trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
6 26.187
0 Bình luận
Sắp xếp theo