Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F. Thả đồng xu vào 2 xô, đồng xu sẽ chạm đáy đầu tiên ở?

Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F. Thả đồng xu vào 2 xô, đồng xu sẽ chạm đáy đầu tiên ở? Các bạn có tò mò liệu đồng xu ở xô A hay xô B sẽ chạm đáy trước? Bài toán này hoạt động theo nguyên lí gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F. Thả đồng xu vào 2 xô, đồng xu sẽ chạm đáy đầu tiên ở?

Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F => Đơn vị đo nhiệt độ ở 2 xô khác nhau nên chúng ta cần đổi về cùng 1 đơn vị để so sánh

25°F = -3.8°C

=> Nước ở xô B lúc này đã đóng băng

Do đó nếu xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F thì khi thả đồng xu vào, đồng xu ở xô A sẽ chạm đáy đầu tiên vì nước ở xô A đang ở dạng lỏng, còn ở xô B đã chuyển sang dạng rắn

2. Bài toán đồng xu

Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F. Thả đồng xu vào 2 xô, đồng xu sẽ chạm đáy đầu tiên ở?

Sau đây, Hoatieu.vn gửi đến các bạn một số bài toán đồng xu:

Bài 1: 9 đồng xu: 1 nặng, 8 nhẹ. Với 2 cân đĩa, cần ít nhất mấy lần cân để tìm ra đồng xu nặng?

Chia 9 đồng xu thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 đồng xu. Chúng ta có các lần cân như sau:

Lần 1: Cân 2 nhóm đồng xu bất kỳ (gọi là nhóm 1, 2)

Trường hợp 1: Cân thằng bằng thì đồng xu nặng hơn nằm trong nhóm cân còn lại (Nhóm 3)

Lúc này chúng ta thực hiện lần cân thứ 2: cân 2 trong 3 đồng xu trong nhóm đồng xu số 3

  • Nếu cân thăng bằng thì đồng xu nặng là đồng xu còn lại
  • Nếu cân không thăng bằng thì đồng xu nặng hơn nằm trong chiếc đĩa cân thấp hơn

Trường hợp 2: Cân không thăng bằng (giả sử đĩa cân đựng nhóm 1 nặng hơn)

Tương tự như trường hợp 1, chúng ta thực hiện lần cân thứ 2: Cân 2 trong 3 đồng xu trong nhóm đồng xu số 1

  • Nếu cân thăng bằng thì đồng xu nặng là đồng xu còn lại
  • Nếu cân không thăng bằng thì đồng xu nặng hơn nằm trong chiếc đĩa cân thấp hơn

Bài 2: Bài toán 1 lần cân: Có ba đồng xu giống hệt nhau, trong đó có một đồng xu giả nặng hơn các đồng xu còn lại. Bằng một lần cân, hãy tìm ra đồng xu giả đó

Bài 3: Có 13 đồng xu trong đó có 1 đồng giả trọng lượng khác 12 đồng còn lại (chưa biết đồng tiền giả nặng hơn hay nhẹ hơn đồng tiền thật). Bằng 3 lần cân thăng bằng tìm ra đồng xu đấy.

Bài 4: Có 5 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả, và 1 đồng giả. Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cân.

Bài 5: Cho 6 đồng xu trong đó có 1 đồng xu giả. Đồng xu giả đó có trọng lượng khác 5 đồng thật và 5 đồng thật có trọng lượng bằng nhau. An được dùng một chiếc cân (không phải cân thăng bằng) để xác định đồng xu giả. Vậy An phải cân như nào để xác định được đồng xu giả đó?

Bài 6: Có một cái cân đĩa với 2 quả cân loai 1kg và 5kg.làm thế nào để cân được 3kg gạo qua 2 lần cân

Trên đây là lời giải của bài toán Xô A nhiệt độ nước 25°C, xô B 25°F. Thả đồng xu vào 2 xô, đồng xu sẽ chạm đáy đầu tiên ở? Với bài toán này chúng ta không nên nghĩ quá phức tạp về các quy luật hay nguyên lý mà hãy bắt đầu với những gì đơn giản nhất.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 744
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm