Tôn sư trọng đạo là gì? Thế nào là tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là gì? Thế nào là tôn sư trọng đạo, em hiểu gì về truyền thống tôn sư trọng đạo. Có thể nói tôn sư trọng đạo là một quan niệm truyền thống đã có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam nói lên sự kính trọng thầy cô cũng như đạo lý làm trò. Mời các bạn hãy cùng Hoatieu tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo cũng như biểu hiện của tôn sư trọng đạo trong bài viết dưới đây.

1. Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó:

Sư ở đây được hiểu là thầy và Đạo được hiểu là học, là kiến thức, là chân lý mà thầy truyền giảng. "Tôn sư" là sự đề cao vai trò và vị trí của người thầy.

Trong quan niệm truyền thống, đó cũng là thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy.

"Trọng đạo" có nghĩa là đề cao việc học, xem việc học và kiến thức là quan trọng.

"Tôn sư trọng đạo" theo đó là sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của nhân dân.

Tôn sư trọng đạo là gì?

2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

  • Tôn trọng, biết ơn những người làm nghề giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Tôn trọng những điều thầy, cô đã dạy.
  • Coi trọng và làm theo những đạo lý mà thầy, cô dạy cho mình.
  • Có tình cảm, thái độ tôn kính thầy, cô giáo.
  • Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy, cô giáo.

3. Em hiểu gì về truyền thống tôn sư trọng đạo

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo là phẩm chất đạo đức rất được coi trọng, nhằm đền đáp công lao to lớn của những người thầy thầm lặng đã truyền đạt kiến thức để giáo dục con người. Người xưa thường dạy “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy. Như vậy, vai trò của người thầy đã sớm được ghi nhận trong xã hội từ rất lâu về trước.

Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, thành phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra những người tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói về công lao của người thầy, chẳng hạn như:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn sư trọng là truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục, Nhà nước ta xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao. Không chỉ vậy, Nhà nước còn lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn toàn dân để tôn vinh các nhà giáo của Việt Nam.

Tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa giúp cho con người sống có nhân nghĩa và thủy chung. Đồng thời, việc coi trọng đạo lý làm người giúp cho chúng ta có khả năng tiến xa hơn trong học tập và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp.

Như vậy, việc rèn luyện đạo đức tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa rất lớn để hoàn thiện bản thân. Đây chính là cơ sở quan trọng để con người có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 907
0 Bình luận
Sắp xếp theo