Thơ Đường luật là gì? Khái niệm thơ Đường luật
Tìm hiểu về thơ Đường luật
Thơ Đường luật là một thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hoá Đông Á thời trung đại. Trong chương trình Ngữ văn giáo dục phổ thông mới việc đưa thơ Đường luật vào giảng dạy được lồng ghép ở cả nội dung Ngữ văn THCS, THPT. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số tri thức ngữ văn về thơ Đường luật để các em hiểu rõ hơn về bố cục cũng như đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
1. Nguồn gốc thơ Đường luật
Nguồn gốc: đây là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.
Thơ Đường luật ở Việt Nam
- Thơ ca trung đại: Thơ Đường luật được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thơ ca hiện đại: thơ Đường được sáng tác bằng chữ quốc ngữ
Các thể thơ Đường luật: Có hai loại
- Thơ thất ngôn (mỗi câu có bảy chữ): gồm hai loại thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt.
- Thơ ngũ ngôn (mỗi câu có 5 chữ)
2. Khái niệm thơ Đường luật
Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.
Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.
Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như;
Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật.
Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ
Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.
Luật Đối âm (luật bằng trắc)
Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.
Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 không được có thanh điệu giống với 2 chữ kia.
Ví dụ nếu chữ thứ 2 và thứ 6 đã sử dụng thanh trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải sử dụng thanh bằng hoặc ngược lại. Nếu một câu thơ trong bài thơ đường luật không sử dụng quy tắc này sẽ được gọi là “thất luật”.
Luật Đối ý
Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.
Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…
Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.
3. Đặc điểm nghệ thuật của thơ đường Luật
- Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt luật Đường đều gồm bốn phần:
+ Bố cục bài thơ thất ngôn bát củ luật Đường thường được chia theo các cặp câu:
- Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ);
- Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc);
- Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc);
- Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý).
Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...).
+ Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần:
- Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ);
- Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai);
- Chuyển (câu 3: chuyển ý);
- Hợp (câu 4: kết ý).
Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.
* Luật:
- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.
- Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Ví dụ: tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.
* Niêm: Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niệm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3.
* Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.
* Nhịp: Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.
* Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.
4. Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật
Thơ đường luật trung đại mang tính ước lệ và tượng trưng trong kỹ thuật miêu tả. Mỗi sự vật, hiện tượng xuất hiện trong thơ đều có hình dáng, kích thước khác với sự tồn tại của chúng trong cuộc sống. Chẳng hạn, tả vẻ đẹp của Thuý Kiều “Sắc thu thuỷ chung xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tả Từ Hải “Râu hùm nuốt mày / Vai rộng năm thước, thân cao mười thước”. .
Thứ hai, thơ trung đại có tính chất cổ, trong ngôn ngữ, sử dụng nhiều điển cố và truyền thuyết. Chẳng hạn, trong đoạn Sau cuộc chia ly, hai danh từ Tiêu Tương và Hàm Dương được lặp lại ba lần, mang sức nặng của ngôn từ thể hiện sự chia ly của đôi trai gái. Việc sử dụng từ ngữ Hán, điển cố kinh điển, làm cho thơ văn trở nên uyên bác, từ ngữ ít nhiều có ý nghĩa và do đó cũng đòi hỏi người đọc phải hiểu biết về các tư liệu đó. Phần bài học thông qua bản dịch nên phải có dạng bài so sánh với nguyên tắc để có thể tìm ra nghĩa và cách dùng từ của tác giả.
Với thể thơ cổ điển có quy luật chặt chẽ, thơ trung đại có sự hài hòa, cân đối, bố cục chặt chẽ. Mỗi bài thơ 28 chữ hoặc bảy chữ 56 chữ, tất cả nội dung và tâm tư đều được dồn nén trong lời nói nên rất sâu sắc.
Ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật: Văn học chính thống, giáo dục và chế độ thi cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên người Việt từ lâu đã làm thơ bằng chữ Hán, trong đó có thơ Đường luật. Nghiên cứu các dòng thơ sẽ thấy được sự khác biệt và độc đáo trong cấu trúc hay ca từ. Tạo không gian mới cho các thể thơ cũ, mở ra một con đường mới cho thơ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều trang 49
Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình trang 48
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình
Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
Gợi ý cho bạn
-
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 10 Cánh Diều
-
Tưởng tượng một “người đi xa" trong bài thơ đã “nhớ lối trở về" quê hương vào “mùa hoa mận" siêu hay
-
Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Dì Hảo
-
(Cực hay) Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
-
Đoạn văn phân tích đặc điểm của 1 nhân vật thần thoại mà em yêu thích có sử dụng biện pháp tu từ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công