Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc và ví dụ minh họa (mới cập nhật)

Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? là câu hỏi ở Trang 20 môn Sinh học lớp 10. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để tham khảo câu trả lời chi tiết nhé.

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là gì?

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là tổ chức dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức không có.

Sơ đồ minh họa tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Sơ đồ minh họa tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

- Các cấp tổ chức chính của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

2. 9 ví dụ về tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian, thời gian và sinh sản được với nhau trong tự nhiên, có các mối quan hệ giữa các cá thể mà ở cấp độ cơ thể không có.

- Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô; cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng chung; hệ cơ quan là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định; các hệ cơ quan cấu tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.

- Các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.

- Một loại tế bào ở dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzyme pepsin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng khi có nhiều loại tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày, dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa bóp để tiêu hóa thức ăn.

- Một tế bào thần kinh thì chỉ có chức năng dẫn truyền nhưng hàng tỉ tế bào thân kinh cấu tạo nên bộ não và các đường dẫn truyền từ đó có thể điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Bào thai mới đầu chỉ là tế bào nhỏ do trứng kết hợp với tinh trùng nhờ có quá trình nguyên phân tế bào nhân đôi hình thành đầy đủ các cơ quan.

- Cơ quan tim có chức năng co bóp, trao đổi máu. Hệ thống cách mạch máu dẫn truyền máu đi khắp cơ thể tạo thành một hệ tuần hoàn đưa máu đến mọi cơ quan trong cơ thể, nuôi sống cơ thể.

- Hệ sinh thái rừng có sự tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc giữa các loài và cấu trúc sinh thái.

+ Ở bậc cao nhất gồm các loài cây chủ đạo là cây gỗ cao như cây thông, cây sồi... Chúng tạo môi trường sinh sống cho các loài khác. Ở bậc tiếp bên dưới là các loại cây nhỏ hơn, như bụi cây, cây thân mềm phát triển dưới tán cây gỗ cao. Dưới tán cây nhỏ có thể có các loài thực vật nhỏ hơn cỏ dại, các loại rêu.

+ Các loại cây thực vật kể trên cung cấp nôi trường sống và thức ăn cho các loài động vật như côn trùng, chim, động vật ăn cỏ... Đây có thể coi là lớp thứ tư trong tổ chức thứ bậc hệ sinh thái rừng.

+ Tầng cuối cùng là các loài phân hủy như vi khuẩn, nấm. Chúng phân giải các chất hữu cơ từ các sinh vật đã chết và tái tạo chất dinh dưỡng cho môi trường.

- Một chuỗi polypeptide bé đơn lẻ không thể thực hiện chức năng của nó, chỉ khi nhiều polypeptide được cuộn gập, kết hợp với nhau theo những cách khác nhau mới tạo thành protein (ở nhiều dạng khác nhau) trong cơ thể động vật.

=> Như vậy, cần khẳng định, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc trong môi trường sống, cũng như trong chính cơ thể động vật, vi sinh vật, con người giúp cân bằng, điều tiết cơ thể sống và duy trì cân bằng giữa các loài. Qua đó không chỉ tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú, mà còn giúp cơ thể sống thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

3. Lấy ví dụ chứng minh thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là hệ thống mở và tự điều chỉnh và liên tục tiến hoá

  • Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Ví dụ : từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của khoảng 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 1015 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

  • Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Ví dụ : nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

  • Thế giới sống liên tục tiến hóa

Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau.

4. Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Các cấp tổ chức của thế giới sống

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. Các đại phân tử

B. Tế bào

C. Mô

D. Cơ quan

Câu 2: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là

A. Quần thể

B. Nhóm quần thể

C. Quần xã

D. Hệ sinh thái

Câu 3: Cho các nhận định sau đây về tế bào

  1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
  2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
  3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
  4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
  5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái
  2. Làm tăng lượng oxi của không khí
  3. Cung cấp thực phẩm cho con người
  4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái
  5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người
  6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 5: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn

B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào

C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn

D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành

Câu 6: Cho các ý sau

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 7: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?

  1. Đa dạng về loài, về nguồn gen
  2. Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn
  3. Đa dạng về hệ sinh thái
  4. Đa dạng về sinh quyển

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 4

D. 2, 3, 4

Câu 8: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường

B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh

C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa

D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Câu 9: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc.

B. Nguyên tắc mở.

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.

D. Nguyên tắc bổ sung

Câu 10: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là?

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 11: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
  2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững
  3. Liên tục tiến hóa
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 3, 4, 6

D. 2, 3, 5, 6

Câu 12: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là

  1. Cơ thể.
  2. Tế bào
  3. Quần thể
  4. Quần xã
  5. Hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1

D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 13: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 14: Cho các ý sau

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 15: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Quần xã

D. Hệ sinh thái

Câu 16: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. Quần xã

2. Quần thể

3. Cơ thể

4. Hệ sinh thái

5. Tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5-3-2-4-1

B. 5-3-2-1-4

C. 5-2-3-1-4

D. 5-2-3-4-1

Câu 17: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã

B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể

C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái

D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Câu 18: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Câu 19: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể

B. Quần xã

C. Cơ thể

D. Hệ sinh thái

Câu 20: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan

B. Mô

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Câu 21: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Quần xã

B. Hệ sinh thái

C. Quần thể

D. Sinh quyển

Câu 22: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A. Cá thể sinh vật

B. Quần thể sinh vật

C. Quần xã sinh vật

D. Cá thể và quần thể

Câu 23: Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"

Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Thế giới sống liên tục tiến hóa

B. Hệ thống tự điều chỉnh

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

D. Hệ thống mở

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc và các ví dụ minh họa, mời các bạn cùng tham khảo bài Mô tả các cấp độ tổ chức sống và các câu trả lời bài tập khác trong chương trình Lớp 10 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
4 15.596
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm