Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới
Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới là câu hỏi trang 27 Chuyên đề Địa lí 10 sách Chuyên đề Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức. Dưới đây là giải đáp của Hoatieu.vn cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo.
Tìm hiểu siêu đô thị và đô thị hóa
Với câu hỏi Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới, các bạn học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo và các nguồn internet đáng tin cậy.
1. Siêu đô thị là gì?
Theo Liên hợp quốc định nghĩa, Siêu đô thị (Megacity) là thành phổ có tiêu chí gồm: là thành phố có dân số từ 10 triệu người trở lên; mật độ tối thiểu 2000 người/km2. Hiện tại, tính đến năm 2023, thế giới có 37 thành phố được xem là siêu đô thị, bao gồm New York, Paris, Bangkok, Tokyo,...
Có thể coi siêu đô thị là kết quả của đô thị hóa. Tại các thành phố, cơ hội việc làm, lối sống hiện đại, sự tiện ích, cơ hội học tập... đã thu hút đông đảo người dân đến lập nghiệp và sinh sống. Ngày càng đông người đổ dồn về các khu vực đô thị để dần hình thành nên siêu đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế và tiện ích siêu đô thị mang lại, việc dân cư đổ dồn đến các thành phố lớn cũng khiến các siêu đô thị phải đối mặt với nhiều thách thức như: tình trạng gia tăng dân số, tài nguyên - năng lượng và quy hoạch đô thị phát triển không kịp theo tốc độ gia tăng dân số; nguy cơ ô nhiễm môi trường, không đảm bảo phúc lợi y tế, giáo dục, tăng tỉ lệ phạm tội và tệ nạn xã hội...
2. Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới
Hiện nay, có 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới như: Tokyo (Nhật Bản), Delhi (Ấn Độ), Sao Paulo (Brazil), Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc), Cairo (Ai Cập)...
Trong bài viết này, Hoatieu xin giới thiệu thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới đến bạn đọc như sau:
Tokyo (Nhật Bản)
Đứng đầu danh sách siêu đô thị là thành phố Tokyo, thủ đô của Nhật Bản. Đây là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số là khoảng 39 triệu người và cũng là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới
Tokyo là một trung tâm hành chính của Nhật Bản và là trung tâm hành chính lớn của thế giới, bên cạnh New York và Luân Đôn. Ở Tokyo, cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch, thương mại, giáo dục... đều rất hiện đại, tiện ích. Cụ thể:
- Giao thông: Tokyo là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường bộ và đường hàng không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng ở Tokyo chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm. Xe bus, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố.
- Giáo dục: Nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở Tokyo gồm: Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio.
- Du lịch: Tokyo có nhiều khu du lịch nổi tiếng, thu hút một lượng lớn du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Những năm gần đây, dân số Tokyo tăng trưởng chậm lại có thể là do chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các chính sách thuế ưu đãi để các công ty chuyển từ Tokyo sang các quận thưa dân cư hơn; các gia đình đồng ý chuyển khỏi 23 quận trung tâm Tokyo cũng sẽ được nhận hỗ trợ để di chuyển tới nơi khác sinh sống và làm việc.
Bắc Kinh (Trung Quốc)
Bắc Kinh là thủ đô, đô thị, thành phố trung tâm quốc gia và siêu đô thị của Trung Quốc. Đây là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, trung tâm giao lưu quốc tế và đổi mới công nghệ. Năm 2020, dân số thường trú ở thành phố này là gần 22 triệu người.
Bắc Kinh được GaWC - một tổ chức nghiên cứu thành phố thế giới, đánh giá là thành phố hạng nhất thế giới. Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, Chỉ số Phát triển Con người của Bắc Kinh xếp thứ hai trong số các thành phố của Trung Quốc. Trong cơ cấu GDP của Bắc Kinh, khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất với 77,7%, tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng với 22,3%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 5,5%, cao hơn so với mức tăng trưởng 2,5% của khu vực công nghiệp và xây dựng. Điều đó cho thấy mức độ phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố hàng đầu Trung Quốc này.
Bắc Kinh cũng nổi tiếng là nơi có nhiều khu du lịch văn hóa, lịch sử lâu đời như Cố Cung, Vạn Lý Trường Thành, Di hòa viên,... Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng là một thành phố hiện đại bậc nhất thế giới với những tòa nhà chọc trời, những trung tâm thương mại sầm uất, những công nghệ tiên tiến.
New York City (Mỹ)
Thành phố New York nước Mỹ có dân số gần 9 triệu người, nói hơn 800 loại ngôn ngữ khác nhau. Từ một thị trấn nhỏ của ở thế kỷ thứ 17, người Mỹ đã xây dựng nên một đô thị cùng những công trình kiến trúc cùng những giá trị văn hoá mang tính biểu tượng, được mệnh danh là “giấc mơ Mĩ”, trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng đổi đời của rất nhiều người.
Thành phố có hơn 120 trường cao đẳng và đại học, bao gồm Đại học Columbia, Đại học New York, Đại học Rockefeller và hệ thống Đại học Thành phố New York, là hệ thống đại học công lập lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Với Phố Wall ở Khu tài chính Lower Manhattan, Thành phố New York được mệnh danh là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và thành phố quyền lực nhất về tài chính trên thế giới, và là nơi có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị vốn hóa thị trường, Sở giao dịch chứng khoán New York và NASDAQ.
Thành phố New York còn được mô tả là thủ đô văn hóa, tài chính và truyền thông của thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại, giải trí, nghiên cứu, công nghệ, giáo dục, chính trị, du lịch, nghệ thuật, thời trang, thể thao và là thành phố được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới. Là nơi đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc, New York là một trung tâm ngoại giao quốc tế quan trọng, và đôi khi còn được gọi là thủ đô của thế giới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, New York đang chìm dưới sức nặng của gần 1,1 triệu tòa nhà tồn tại trên 5 quận khắp TP. Đây là thách thức không nhỏ cho nước Mỹ và thành phố này, nơi được coi là biểu tượng của các TP ven biển.
3. Siêu đô thị và Đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển:
- Đô thị hóa diễn ra muộn, gắn liền với bùng nổ dân số và công nghiệp hóa
+ Sự bùng nổ dân số đã kéo theo sự "bùng nổ" đô thị hóa.
+ Nhiều đô thị ở các nước đang phát triển được hình thành như: Niu Đê-li (Ấn Độ), Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô), Băng Cốc (Thái Lan), Jarkata (Indonesia)...
+ Nhiều nước đang phát triển có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, càng làm cho đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Số dân thành thị tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng dân số thành thị cao.
+ Các nước đang phát triển có số dân thành thị tăng nhanh và ngày càng chiếm tỉ lệ cao.
+ Đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa.
+ Tốc độ tăng dân số thành thị của các nước đang phát triển vẫn cao mặc dù có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ dân thành thị nhìn chung còn thấp và có sự khác biệt giữa các khu vực và các nước.
+ Tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển thấp hơn mức trung bình của thế giới (năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển đạt 51.7%, trong khi thế giới là 56.2%)
+ Tỉ lệ dân thành thị của các nước có sự khác biệt lớn giữa các khu vực và các nước.
+ Tỉ lệ dân thành thị ở các nước đang phát triển nhìn chung là thấp, tuy nhiên, một số nước vẫn có tỉ lệ dân thành thị cao (như: Ác-hen-ti-na; Bra-xin, Ấn Độ…)
- Số lượng các đô thị và quy mô đô thị đều tăng nhanh
+ Số lượng các đô thị và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh.
+ Số lượng đô thị ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số đô thị của thế giới. Đặc biệt, số lượng các đô thị lớn và siêu đô thị tăng rất nhanh.
+ Sự tăng trưởng dân số đô thị chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn và các siêu đô thị.
Một số siêu đô thị của các nước đang phát triển.
- Niu-đê-li và Mum-bai của Ấn Độ
- Cai-rô của Ai Cập
- Xao-pao-lô của Bra-xin
- Mê-hi-cô Xi-ti của Mê-hi-cô.
- TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.
- Băng Cốc của Thái Lan)...
Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế ở các nước đang phát triển
Tích cực | Tiêu cực | |
Tác động đến kinh tế | - Đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch lao động từ đó thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Năng suất lao động ở các khu vực công nghiệp, dịch vụ cao hơn ở khu vực nông nghiệp giúp thu nhập của lao động ở các khu vực phi nông nghiệp cao hơn ở khu vực nông nghiệp. - Các đô thị là thị trường tiêu thụ lượng hàng hóa lớn và đa dạng. - Các đô thị cũng là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Sự phát triển đô thị dẫn tới sự phát triển hạ tầng đô thị. | - Quá tải về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,...) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, vui chơi giải trí,...) ở đô thị do số dân đô thị tăng nhanh. - Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn. |
Tác động đến dân cư, xã hội | - Đô thị hóa tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cư, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi cơ cấu dân số, tạo nên sự chuyển biến sâu rộng trong đời sống xã hội. - Nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. - Đô thị hóa giúp phổ biến lối sống thành thị. Đó là lối sống với phong cách làm việc công nghiệp, tôn trọng pháp luật. - Đô thị hóa làm chậm tốc độ tăng tự nhiên của dân số, giúp cơ cấu dân số ổn định hơn, chất lượng dân cư cao hơn. | - Lao động và việc làm là những vấn đề nan giải trong quá trình đô thị hóa. - Ảnh hưởng đến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp ở nông thôn. - Nhà ở là vấn đề lớn đối với đô thị. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. |
Tác động đến môi trường | - Đô thị hóa gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kĩ thuật,...). - Tạo động lực phát triển quốc gia, lãnh thổ và nâng cao mức sống nhân dân. | - Phát triển đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi mục đích sử dụng đất khiến môi trường thay đổi, một số hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp bị mất đi. - Đô thị góp phần tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, đe doạ sự phát triển bền vững. |
Trên đây là giải đáp của Hoatieu cho câu hỏi Sưu tầm thông tin tìm hiểu về một siêu đô thị trên thế giới. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Học tập - Lớp 10 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể lại sự kiện Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết
(Siêu hay) Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa, đóng vai mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn
Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô?
Lời nhận xét môn Giáo dục thể chất theo Thông tư 27 mới nhất
Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2024
Soạn bài Mắt sói lớp 8
Gợi ý cho bạn
-
Dưới bóng hoàng lan đọc hiểu (3 đề)
-
(4 mẫu) Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên
-
Viết văn bản nghị luận về thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường
-
Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm
-
Đọc kết nối chủ điểm - Bảo kính cảnh giới bài 43
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân qua văn bản Thần trụ trời
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 50 Chân trời sáng tạo tập 1
Phân tích bài Thuật hứng 24 (6 mẫu) siêu hay
Top 8 bài phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai siêu hay
Nghị luận Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn