Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao

Phân tích truyện ngăn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao

Đôi mắt là một truyện ngắn hay tiêu biểu của nhà văn Nam Cao phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một bộ phận trí thức trong xã hội cũ, điển hình là nhân vật Hoàng. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao sẽ  giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý phân tích nét đặc sắc của truyện ngắn Đôi mắt

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của VH Việt Nam 1930 – 1945

- Sau CM.8, nhà văn đã có những đóng góp tích cực và tiến bộ về quan điểm sống, cầm bút và viết văn.

- TP được Nam Cao viết năm 1948, nhà văn Tô Hoài coi là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp văn sĩ thời bấy giờ

- Trích dẫn văn bản.

2. Thân bài:

* Khái quát chủ đề văn bản và truyện

- Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm, kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai nhà văn, hai con người nhưng có quan điểm và lối sống khác nhau.

- Thông qua đoạn trích, thấy được cuộc sống của gia đình văn sĩ Hoàng và thái độ của nhân vật tôi – người kể chuyện.

* Phân tích nhân vật Hoàng

+ Lối sống giàu có và sung túc (qua các chi tiết thể hiện như cổng gạch, sân gạch, trang phục của gia đình, đặc biệt là ngoại hình của Hoàng)

+ Là người có những thói quen của người thượng lưu, có phần xa xỉ (qua việc nuôi chó béc giê, giống chó Đức hung dữ, qua món ăn cho chó thịt bò…)

+ Tính cách: Lạnh lùng, ích kỷ, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh (qua cử chỉ, lời nói và thái độ của Hoàng với con, với tôi và qua cảm nhận của người kể chuyện)

* Vai trò của nhân vật

- Xây dựng nhân vật Hoàng, nhà văn (thông qua người kể chuyện) đã cho thấy cái nhìn vừa khách quan vừa chủ quan của mình, bên ngoài sự kể chuyện có vẻ khách quan, ngời đọc cảm nhận được thái độ của người kể chuyện, đó là sự không đồng tình với quan điểm (đôi mắt) của Hoàng về cuộc sống, về cách mạng và kháng chiến.

- Hoàng giàu có, đầy đủ, sắc sảo nhưng thiếu tình người và sự thấu hiểu cuộc sống và cách mạng cũng như cuộc kháng chiến.

* Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống

Hình tượng Hoàng chứng tỏ nghệ thuật điển hình hóa nhân vật già dặn, sắc sảo của Nam Cao. Hoàng được khắ họa rõ nét, sinh động từ lai lịch đến ngoại hình, từ cử chỉ, hành động đến ngôn ngữ...

- Nhà văn thông qua truyện đã bộc lộ tư tưởng của thời đại và chính mình

- Nghệ thuật đối thoại sinh động, đặc sắc

- Ý nghĩa: Phải có đôi mắt của tình thương mới thấu hiểu được con người, mới hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp cũng như bản chất tốt đẹp của mỗi con người…

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

- Liên hệ, khái quát..

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi