Phân tích chủ đề và nghệ thuật của truyện thần thoại Vị thần Điềm Đạm

Trong kho tàng truyện thần thoại Nhật có rất nhiều vị thần nổi tiếng với những sức mạnh khác nhau trong đó có vị thần điềm đạm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc  mẫu dàn ý phân tích chủ đề và nghệ thuật của truyện thần thoại Vị thần Điềm Đạm kèm theo bài văn mẫu chi tiết sẽ giúp các em nắm được cách làm dạng đề này.

Dàn ý phân tích chủ đề và nghệ thuật của truyện Vị thần Điềm Đạm

1. Mở bài:

- Giới thiệu truyện thần thoại: “Vị thần điềm đạm”.

- Nêu khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện.

2. Thân bài:

- Tóm tắt cốt truyện

- Xác định và phân tích, đánh giá về chủ đề:

+ Chủ đề: sức mạnh của việc làm chủ cảm xúc. (phân tích được những chi tiết tiêu biểu, hướng đến thể hiện chủ đề).

+ Đánh giá chủ đề:

++ Thể hiện tính nhân văn sâu sắc: từ câu chuyện về các vị thần, truyện phản ánh câu chuyện về con người trong cuộc đời thực (cũng có tham vọng về địa vị, quyền lực, cũng có sự tranh giành lẫn nhau; cũng thích thể hiện bản thân và tìm kiếm sự ghi nhận từ người khác). Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải biết làm chủ cảm xúc trong mọi tình huống.

- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

+ Không gian, thời gian: không gian: tập trung vào cõi Trời, nơi có các vị thần sinh sống; thời gian: không xác định.

+ Cốt truyện: đơn giản

+ Nhân vật: Nhân vật trung tâm của truyện thần thoại trên là vị thần Điềm Đạm, được miêu tả với đặc trưng của nhân vật thần thoại suy nguyên.

3. Kết bài:

- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của truyện.

- Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc.

Phân tích truyện thần thoại Vị thần Điềm Đạm

Được biết rằng ngay từ thời nguyên thủy con người vẫn luôn để ý đến những hiện tượng thiên nhiên quanh mình và đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của chúng. Vì vậy con người Nhật Bản thời xưa đã mang đến những câu chuyện về những vị thần khác nhau, mỗi người một sức mạnh và một trách nhiệm khác nhau trong việc xây dựng lên thế giới này. Vì lúc đó chưa có sự phát triển của khoa học phát triển nên con người dùng trí tưởng tượng chất phác, đơn giản, ngây thơ của mình để tạo nên những vị thần đó. Điều đó cũng chứng minh rằng con người từ thời xưa đã luôn có một khát khao, ước mơ chinh phục thiên nhiên. Trong hệ thống thần thoại về sự sáng lập vũ trụ của Nhật Bản. Vị thần Điềm Đạm được coi là một vị thần uy quyền, có sức mạnh kinh khủng nhất mà tất cả mọi người không ai dám khinh thường. Truyện về Vị thần điềm đạm thể hiện được nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật.

Truyện Vị thần điềm đạm kể về các vị thần ở trên cõi trời không ai chịu thua ai, đều muốn tranh quyền bá chủ thế gian này vì vị thần nào cũng đều có suy nghĩ rằng mình tài giỏi nhất. Vì vậy các vị thần để mở ra một cuộc tranh tài để quyết định xem ai sẽ được làm bá chủ và mời một vị trọng tài đến. Người được mời đến làm trọng này có tính ngay thẳng, ý chí và cũng là người cao tuổi nhất nên mọi người rất tin tưởng.

Trong cuộc thi, vị thần Sấm bước ra đầu tiên khiến cho mây đen kéo đến, tiếng sấm nổ vang kèm theo một tia chớp lạnh sống lưng khiến cả cả không trung phải rung động. Gần như tất cả vị thần đều khiếp sợ và không dám tranh tài nữa. Nhưng rồi vị thần Bão Tố bước ra khiến mặt nước biển dâng lên, sóng gió nổ tung đến mức những ngọn núi cao cũng bị chìm đắm trong nước biển. Các vị thần khiếp sợ, thất sắc rồi cầu xin thần Bão Tố hãy dừng lại, ông vẫy tay một cái mọi người lại trở về vẻ yên bình như chưa có chuyện gì xảy ra. Tiếp theo lại có vị thần khác bước ra, nói rằng :"Sức mạnh không nằm ở sự phô trương vì nó tàn bạo, phá hoại đến con người, thiên nhiên nên trần gian. Sức mạnh nằm ở sự khuất phục của con người và tôi sẽ để con người khuất phục bằng sự dịu dàng của mình". Vừa nói hết câu thần Âm Nhạc liền lấy ông tiêu ra và những lời nhạc âm ái, nhẹ nhàng theo gió mà đến với các vị thần. Mọi người mê mẩn, ngây dại với âm nhạc của vị thần đó.

Nhưng từ đầu đến cuối có duy nhất một vị thần thản nhiên, bất động, thái độ rất huyền bí. Thấy sấm sét mà không chóa mắt, thấy âm nhạc là lòng không rung cảm, gương mặt luôn mang theo vẻ trầm tĩnh. Trọng tài liền hỏi rằng tại sao ông lại vậy, ông trả lời: “Tôi điềm đạm, làm chủ được cảm giác và không sợ bất cứ điều gì”. Câu nói đó đã khiến cho mọi người thán phục và trọng tài chính thức trở thành vị thần quyền lực nhất nơi đây. Vì vị trọng tài cho rằng nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã thì không được gọi là mạnh nhất, chỉ có vị thần Điềm Đạm làm được điều này.

Vị thần Điềm Đạm là có hình thức nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng giúp tạo nên được giá trị của tác phẩm. Đặc trưng thể loại là nét hấp dẫn đầu tiên về nghệ thuật của truyện. Đây là lí do khiến cho nghệ thuật câu chuyện trở nên sâu sắc, ý nghĩa và mang đến nhiều hấp dẫn cho độc giả. Bên cạnh đó còn có cách xây dựng hình ảnh độc đáo từ tác giả, mang đậm nét đặc trưng của thể loại văn bản.

Cách xây dựng cốt truyện và nghệ thuật truyện độc đáo giúp cho truyện Vị thần Điềm Đạm mang được nét riêng biệt, không bị hòa lẫn vào với những câu chuyện thần thoại khác. Từ đó cũng chứng tỏ được bản lĩnh, sức mạnh phi thường mà thần Điềm Đạm có.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.020
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm