Phân phối chương trình Toán 11 Kết nối tri thức
Mẫu phân phối chương trình môn Toán lớp 11 KNTT
Phân phối chương trình môn Toán 11 Kết nối tri thức - Mẫu phân phối chương trình lớp 11 môn Toán bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm phân phối chương trình Toán 11 học kì 1 và phân phối chương trình Toán 11 học kì 2 sách KNTT sẽ giúp quý thầy cô xây dựng được kế hoạch dạy học cho riêng mình.
1. Phân phối chương trình Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 11
(Kèm theo kế hoạch giáo dục tổ Toán- Tin năm học 2023- 2024)
HỌC KÌ I
STT | Tên bài học/chủ đề | Số tiết | Yêu cầu cần đạt | Địa điểm dạy học | Ghi chú | ||
| (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | ||
CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC | |||||||
1 | Bài 1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác | 3 | – Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác: khái niệm góc lượng giác; số đo của góc lượng giác; hệ thức Chasles cho các góc lượng giác; đường tròn lượng giác. – Nhận biết được khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác. – Mô tả được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau p. – Sử dụng được máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác. | Trên lớp |
| ||
2 | Bài 2. Công thức lượng giác | 2 | – Mô tả được các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác. | Trên lớp | |||
3 | Bài 3. Hàm số lượng giác | 2 | – Nhận biết được được các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. – Nhận biết được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn. – Nhận biết được được định nghĩa các hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x thông qua đường tròn lượng giác. – Mô tả được bảng giá trị của bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì. – Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x. – Giải thích được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hàm số lượng giác (ví dụ: một số bài toán có liên quan đến dao động điều hoà trong Vật lí,...). | Trên lớp | |||
4 | Bài 4. Phương trình lượng giác cơ bản | 2 | – Nhận biết được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản: sin x = m; cos x = m; tan x = m; cot x = m bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng. – Tính được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay. – Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí,...). | Trên lớp | |||
5 | Bài tập cuối chương I | 1 | Trên lớp | ||||
CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN | |||||||
6 | Bài 5. Dãy số | 2 | – Nhận biết được dãy số hữu hạn, dãy số vô hạn. – Thể hiện được cách cho dãy số bằng liệt kê các số hạng; bằng công thức tổng quát; bằng hệ thức truy hồi; bằng cách mô tả. – Nhận biết được tính chất tăng, giảm, bị chặn của dãy số trong những trường hợp đơn giản. | Trên lớp | |||
7 | Bài 6. Cấp số cộng | 2 | – Nhận biết được một dãy số là cấp số cộng. – Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số cộng. – Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số cộng để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). | Trên lớp | |||
8 | Bài 7. Cấp số nhân | 2 | – Nhận biết được một dãy số là cấp số nhân. – Giải thích được công thức xác định số hạng tổng quát của cấp số nhân. – Tính được tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với cấp số nhân để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: một số vấn đề trong Sinh học, trong Giáo dục dân số,...). | Trên lớp | |||
9 | Bài tập cuối chương II | 1 |
| Trên lớp | |||
CHƯƠNG III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM | |||||||
10 | Bài 8. Mẫu số liệu ghép nhóm | 1 | - Đọc được và giải thích được mẫu số liệu ghép nhóm. - Ghép nhóm được mẫu số liệu. | Trên lớp | |||
11 | Bài 9. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm | 2 | – Tính được các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode). – Hiểu được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn. – Rút ra được kết luận nhờ ý nghĩa của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản. – Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong Chương trình lớp 11 và trong thực tiễn. | Trên lớp | |||
12 | Bài tập cuối chương III | 1 | Trên lớp | ||||
13 | Ôn tập kiểm tra giữa kì I | 3 |
| - Bài kiểm tra 90p | |||
CHƯƠNG IV. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN | |||||||
14 | Bài 10. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian | 3 | – Nhận biết được các quan hệ liên thuộc cơ bản giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. – Mô tả được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hàng; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau). – Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng. – Vận dụng được các tính chất về giao tuyến của hai mặt phẳng; – Nhận biết được hình chóp, hình tứ diện. – Vận dụng được kiến thức về đường thẳng, mặt phẳng trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | HĐ3 khuyến khích HS tự làm. | ||
15 | Bài 11. Hai đường thẳng song song | 3 | – Nhận biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian: hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian. – Giải thích được tính chất cơ bản về hai đường thẳng song song trong không gian. – Vận dụng được kiến thức về hai đường thẳng song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |||
16 | Bài 12. Đường thẳng song song với mặt phẳng | 2 | – Nhận biết được đường thẳng song song với mặt phẳng. – Giải thích được điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng. – Giải thích được tính chất cơ bản về đường thẳng song song với mặt phẳng. – Vận dụng được kiến thức về đường thẳng song song với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |||
17 | Bài 13. Hai mặt phẳng song song | 4 | – Nhận biết được hai mặt phẳng song song trong không gian. – Giải thích được điều kiện để hai mặt phẳng song song. – Giải thích được tính chất cơ bản về hai mặt phẳng song song. – Giải thích được định lí Thalès trong không gian. – Giải thích được tính chất cơ bản của lăng trụ và hình hộp. – Vận dụng được kiến thức về quan hệ song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | - BT 1, 6 khuyến khích HS tự làm. | ||
18 | Bài 14. Phép chiếu song song | 2 | – Nhận biết được khái niệm và các tính chất cơ bản về phép chiếu song song. – Xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép chiếu song song. – Vẽ được hình biểu diễn của một số hình khối đơn giản. – Sử dụng được kiến thức về phép chiếu song song để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |||
19 | Bài tập cuối chương IV | 1 | Trên lớp | ||||
CHƯƠNG V.GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC | |||||||
20 | Bài 15. Giới hạn của dãy số | 2 | – Nhận biết được khái niệm giới hạn của dãy số. – Giải thích được một số giới hạn cơ bản như: với c là hằng số. – Vận dụng được các phép toán giới hạn dãy số để tìm giới hạn của một số dãy số đơn giản (ví dụ: ). – Tính được tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn và vận dụng được kết quả đó để giải quyết một số tình huống thực tiễn giả định hoặc liên quan đến thực tiễn. | Trên lớp | |||
21 | Bài 16. Giới hạn của hàm số | 2 | – Nhận biết được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số, giới hạn hữu hạn một phía của hàm số tại một điểm. – Nhận biết được khái niệm giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực và mô tả được một số giới hạn cơ bản như: với c là hằng số và k là số nguyên dương. – Nhận biết được khái niệm giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm và hiểu được một số giới hạn cơ bản như: – Tính được một số giới hạn hàm số bằng cách vận dụng các phép toán trên giới hạn hàm số. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giới hạn hàm số. | Trên lớp | |||
22 | Bài 17. Hàm số liên tục | 2 | – Nhận dạng được hàm số liên tục tại một điểm, hoặc trên một khoảng, hoặc trên một đoạn. – Nhận dạng được tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục. – Nhận biết được tính liên tục của một số hàm sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm phân thức, hàm căn thức, hàm lượng giác) trên tập xác định của chúng. | Trên lớp | |||
23 | Bài tập cuối chương V | 1 | Trên lớp | ||||
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM | |||||||
24 | ĐS-GT: Một vài áp dụng của toán học trong tài chính | 2 | Biết vận dụng toán học để giải quyết một số vấn đề tài chính như bài toán gửi tiết kiệm tích lũy, bài toán vay trả góp. | Trên lớp | |||
25 | TK-XS: Lực căng mặt ngoài của nước | 2 | Biết thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu, biết sử dụng những số đặc trưng của số liệu ghép nhóm để so sánh kết quả và rút ra một số kết luận. | Trên lớp | |||
26 | Ôn tập và kiểm tra cuối kì I | 4 | Trên lớp |
HỌC KÌ II
STT | Tên bài học/chủ đề | Số tiết | Yêu cầu cần đạt | Địa điểm dạy học | Ghi chú |
| (1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
CHƯƠNG VI. HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT | |||||
1 | Bài 18. Luỹ thừa với số mũ thực | 2 | – Nhận biết được khái niệm luỹ thừa với số mũ nguyên của một số thực khác 0; luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực của một số thực dương. – Giải thích được các tính chất của phép tính luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực. – Sử dụng được tính chất của phép tính luỹ thừa trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). – Tính được giá trị biểu thức số có chứa phép tính luỹ thừa bằng sử dụng máy tính cầm tay. – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính luỹ thừa (ví dụ: bài toán về lãi suất, sự tăng trưởng,...). | Trên lớp |
|
2 | Bài 19. Lôgarit | 2 | – Nhận biết được khái niệm lôgarit cơ số a (a > 0, a ¹ 1) của một số thực dương. – Giải thích được các tính chất của phép tính lôgarit nhờ sử dụng định nghĩa hoặc các tính chất đã biết trước đó. – Sử dụng được tính chất của phép tính lôgarit trong tính toán các biểu thức số và rút gọn các biểu thức chứa biến (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). – Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) của lôgarit bằng cách sử dụng máy tính cầm tay. – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phép tính lôgarit (ví dụ: bài toán liên quan đến độ pH trong Hoá học,...). | Trên lớp | |
3 | Bài 20. Hàm số mũ và hàm số lôgarit | 1 | – Nhận biết được hàm số mũ và hàm số lôgarit. Nêu được một số ví dụ thực tế về hàm số mũ, hàm số lôgarit. – Nhận dạng được đồ thị của các hàm số mũ, hàm số lôgarit. – Giải thích được các tính chất của hàm số mũ, hàm số lôgarit thông qua đồ thị của chúng. – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với hàm số mũ và hàm số lôgarit (ví dụ: lãi suất, sự tăng trưởng,...). | Trên lớp | |
4 | Bài 21. Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit | 2 | – Giải được phương trình, bất phương trình mũ, lôgarit ở dạng đơn giản (ví dụ ; ; ; ). – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit (ví dụ: bài toán liên quan đến độ pH, độ rung chấn,...). | Trên lớp | |
5 | Bài tập cuối chương VI | 1 |
| Trên lớp | |
CHƯƠNG VII.QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN | |||||
6 | Bài 22. Hai đường thẳng vuông góc | 2 | – Nhận biết được khái niệm góc giữa hai đường thẳng trong không gian. – Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc trong không gian. – Chứng minh được hai đường thẳng vuông góc trong không gian trong một số trường hợp đơn giản. – Sử dụng được kiến thức về hai đường thẳng vuông góc để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |
7 | Bài 23. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng | 3 | – Nhận biết được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. – Xác định được điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. – Giải thích được được mối liên hệ giữa tính song song và tính vuông góc của đường thẳng và mặt phẳng. – Vận dụng được kiến thức về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |
8 | Bài 24. Phép chiếu vuông góc | 2 | – Nhận biết được khái niệm phép chiếu vuông góc. – Xác định được hình chiếu vuông góc của một điểm, một đường thẳng, một tam giác. – Giải thích được được định lí ba đường vuông góc. – Vận dụng được kiến thức về góc giữa đường và mặt phẳng để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |
9 | Bài 25. Hai mặt phẳng vuông góc | 4 | – Nhận biết được hai mặt phẳng vuông góc trong không gian. – Xác định được điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc. – Giải thích được tính chất cơ bản về hai mặt phẳng vuông góc. – Giải thích được tính chất cơ bản của hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều. – Nhận biết được khái niệm góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. – Xác định và tính được góc giữa đường thẳng và mặt phẳng trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: đã biết hình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳng). – Nhận biết được khái niệm góc nhị diện, góc phẳng nhị diện. – Xác định và tính được số đo góc nhị diện, góc phẳng nhị diện trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: nhận biết được mặt phẳng vuông góc với cạnh nhị diện). – Nhận biết được hình chóp đều và hình chóp cụt đều. – Sử dụng được kiến thức về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc nhị diện để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. – Vận dụng được kiến thức về hai mặt phẳng vuông góc để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |
10 | Bài 26. Khoảng cách | 3 | – Xác định được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng; khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng song song; khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song; khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song trong những trường hợp đơn giản. – Nhận biết được đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau; tính được khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: có một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng còn lại). – Sử dụng được kiến thức về khoảng cách trong không gian để mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn. | Trên lớp | |
11 | Bài 27. Thể tích | 2 | – Nhận biết được công thức tính thể tích của khối chóp, khối lăng trụ, khối hộp, khối chóp cụt đều. – Tính được thể tích của khối chóp, khối lăng trụ, khối hộp, khối chóp cụt đều trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: nhận biết được đường cao và diện tích mặt đáy của hình chóp). – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về thể tích vào một số bài toán trong thực tiễn. | Trên lớp | |
12 | Bài tập cuối chương VII | 1 |
| Trên lớp | |
13 | Ôn tập và kiểm tra giữa kì II | 3 |
| Trên lớp | |
CHƯƠNG VIII. CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẨT | |||||
14 | Bài 28. Biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập | 3 | – Nhận biết được các khái niệm biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập. – Vận dụng được biến cố hợp, biến cố giao, biến cố độc lập vào một số bài toán trong thực tiễn. | Trên lớp | |
15 | Bài 29. Công thức cộng xác suất. | 3 | – Tính được xác suất của biến cố hợp bằng cách sử dụng công thức cộng. – Tính được xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản bằng phương pháp tổ hợp. | Trên lớp | |
16 | Bài 30. Công thức nhân cho hai biến cố độc lập | 2 | – Tính được xác suất của biến cố giao bằng cách sử dụng công thức nhân (cho trường hợp biến cố độc lập). – Tính được xác suất trong một số bài toán đơn giản bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây. | Trên lớp | |
17 | Bài tập cuối chương VIII | 1 |
| Trên lớp | |
CHƯƠNG IX.ĐẠO HÀM | |||||
18 | Bài 31. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm | 2 | – Nhận biết được một số bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm như: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều, xác định tốc độ thay đổi của nhiệt độ. – Nhận biết được định nghĩa đạo hàm. Tính được đạo hàm của một số hàm đơn giản bằng định nghĩa. – Nhận biết được ý nghĩa hình học của đạo hàm. – Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị. – Nhận biết được số e thông qua bài toán mô hình hoá lãi suất ngân hàng. | Trên lớp | |
19 | Bài 32. Các quy tắc tính đạo hàm | 3 | – Tính được đạo hàm của một số hàm số sơ cấp cơ bản (như hàm đa thức, hàm căn thức đơn giản, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số lôgarit). – Sử dụng được các công thức tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương của các hàm số và đạo hàm của hàm hợp. – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm (ví dụ: xác định vận tốc tức thời của một vật chuyển động không đều,...). | Trên lớp | |
20 | Bài 33. Đạo hàm cấp hai | 1 | – Nhận biết được khái niệm đạo hàm cấp hai của một hàm số. – Tính được đạo hàm cấp hai của một số hàm số đơn giản. – Giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến môn học khác hoặc có liên quan đến thực tiễn gắn với đạo hàm cấp hai (ví dụ: xác định gia tốc từ đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động không đều,...). | Trên lớp | |
21 | Bài tập cuối chương IX | 1 |
| Trên lớp | |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM | |||||
22 | Một số mô hình toán học sử dụng hàm số mũ và hàm số lôgarit | 1 |
| Trên lớp | |
23 | Hoạt động thực hành trải nghiệm hình học | 2 |
| Trên lớp | |
24 | Ôn tập và kiểm tra cuối năm | 4 |
| Trên lớp |
2. Phân phối chương trình Toán 11 học kì 1 Kết nối
3. Phân phối chương trình Toán 11 học kì 2 Kết nối
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo
Sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức 2023-2024
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(File word) Phân phối chương trình Lịch sử Địa lí 9 Cánh Diều
-
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024
-
Phân phối chương trình môn Tin học 11 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch dạy học STEM Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo
-
(Mới) Kế hoạch dạy học Văn 9 Cánh Diều file Word
-
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học nơi thầy cô đang công tác
-
(Lớp 6, 7, 8, 9) Kế hoạch dạy học Ngữ văn THCS sách Chân trời sáng tạo
-
Kế hoạch dạy học Khoa học 5 Cánh Diều Công văn 2345 năm 2024-2025
-
Phân phối chương trình Tin học 12 Chân trời sáng tạo fiile Doc
-
(File word) Kế hoạch giáo dục Âm nhạc 6, 7, 8, 9 sách Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Kế hoạch dạy học
Phân phối chương trình Mỹ thuật lớp 6 Sách Cánh Diều
(File word) Phân phối chương trình Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức
Phân phối chương trình Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Kế hoạch dạy học Mĩ thuật 4 Cánh Diều 2024-2025
Phụ lục 1, 3 Hóa học 11 Kết nối tri thức file word