Hãy chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là rất nghiêm trọng?

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Dưới đây, Hoatieu sẽ đưa những dẫn chứng để chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là rất nghiêm trọng. Cùng xem nhé!

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng thừa bắt đầu từ nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong giai đoạn ổn định, nhưng nhu cầu và sức mua của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hóa ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.

1. Dẫn chứng số liệu chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 rất nghiêm trọng

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tàn phá khủng khiếp nền kinh tế thế giới:

  • GDP thực tế giảm 29% từ năm 1929 đến năm 1933.
  • Giá tiêu dùng giảm 25%; giá bán buôn giảm mạnh 32%.
  • Giá trị các loại chứng khoán giảm 40 tỉ USD, các cổ đông đã mất 15 tỉ USD, hàng triệu người bị mất sạch số tiền mà họ tích cóp cả đời.
  • Giá trị hàng xuất khẩu từ 5 tỉ 241 triệu USD giảm xuống còn 2,4 tỉ USD; nhập khẩu từ 4 tỉ 399 triệu USD giảm xuống còn 1 tỉ 322 triệu USD; thu nhập quốc dân giảm một nửa.
  • Sản lượng công nghiệp giảm 45%, số nhà xây mới giảm 80%.
  • Khoảng 5.000 ngân hàng bị phá sản, khoảng 50 triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, hàng nghìn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố, nhà nước không thu được thuế, công chức không được trả lương....
  • Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian từ năm 1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản đã lên tới 17 triệu.

2. Chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 rất nghiêm trọng

Chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 rất nghiêm trọng
Chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 rất nghiêm trọng

Từ những ý trên, có thể chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 rất nghiêm trọng qua những tóm tắt sau đây:

- Thứ nhất: Nạn thất nghiệp

Số lượng người thất nghiệp quá lớn, người người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố, vô số người nông dân bị phá sản và phải bỏ lại ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang.

- Thứ hai: Tiền lương, giá trị của tiền bị giảm xuống đáng kể

Lương của công nhân công nghiệp của Mỹ thời điểm đó chỉ còn 56%, tại Anh thì sụt giảm còn 66%, ở Pháp thì lương giảm từ 30 đến 40%.

Ngoài ra, giá đồng bạc cũng bị sụt giảm khiến cho tiền lương trên thực tế giảm nhiều hơn thế. Đời sóng của người dân khốn cùng, cực khổ, có đến hàng nghìn người chết đói mỗi năm.

Thứ ba: Mâu thuẫn xã hội bùng nổ gay gắt, rất nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của người dân đã nổ ra

Là tầng lớp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng, vì vậy công nhân và nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đã nổi dậy để đấu tranh. Năm 1930 ở Mỹ đã có 2 vạn công nhân thị uy, từ 1929 - 1933 có đến hơn 3 triệu công nhân tham gia vào các cuộc bãi công, ở Đức thì có hơn 15 vạn công nhân bãi công trong năm 1930, năm 1933 có 35 vạn công nhân hầm mỏ tiếp tục bãi công, tổng số người tham gia bãi công ở các nước tư bản lên tới 17 triệu.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Hãy chứng minh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là rất nghiêm trọng? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 42
0 Bình luận
Sắp xếp theo