Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?
Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền quan trọng của người dân. Vậy chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt và bảo vệ quyền này? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo?
Tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là những khái niệm trong nhân dân mà đã được luật hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Theo đó, tín ngưỡng, tôn giáo được định nghĩa như sau:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức
2. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất Việt Nam: Hiến pháp.
Hiến pháp 2013 khẳng định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
3. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?
Em sẽ làm gì để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ?
Các bạn học sinh có thể thực hiện các hành vi phù hợp với độ tuổi của mình để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
- Tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
- Không bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Tham gia các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo do địa phương tổ chức
- Tuyên truyền cho mọi người về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
4. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm tốt trên thực tế.
Hằng năm, có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng tôn giáo được tổ chức; các cuộc lễ tôn giáo lớn được tổ chức trọng thể theo nghi lễ tôn giáo với sự tham dự của hàng trăm nghìn lượt người. Hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước, bảo đảm nhu cầutín ngưỡng tôn giáo của người dân và tổ chức tôn giáo.
Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, ngoài ra còn có hàng nghìn điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung được chính quyền cấp đăng ký hoạt động. Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
Tính đến nay, hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng được thực hiện theo đúng pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo.
Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng; quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được bảo đảm tốt...
Hoatieu.vn vừa trả lời câu hỏi Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình
- Con ốc sên bò lên cột cao 10m. Ngày bò lên 3m, đêm tụt xuống 2m. Hỏi ốc sên bò lên đỉnh trong bao lâu?
- Viết tiếp vào chuỗi sau: 0 1 1 2 3 5 8 ....?
- Gà nhiều hơn thỏ 28 con. Chân gà nhiều hơn chân thỏ 40 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà?
- Chia sẻ:
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Học tập
Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
Giả sử sử trong 1 cuộc họp tổng kết, đánh giá xếp loại thi đua tháng 1, em được giao nhiệm vụ làm thư kí, hãy viết biên bản cuộc họp ấy
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh Diều 2024
Đáp án đề minh họa 2024 Lịch Sử mới nhất