(Mới nhất) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024 - Trong tháng 6 tới đây các thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề thi vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024 cùng với đáp án đề thi tuyển sinh môn Văn vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang 2024 mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Theo đó, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang 2024-2025 sẽ chính thức diễn ra trong tháng 6/2024. Môn thi vào lớp 10 Kiên Giang 2024 bao gồm 2 môn Toán và Ngữ văn đối với hệ THPT công lập và thêm môn chuyên đối với các thí sinh thi vào trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024 cùng với gợi ý đáp án để các bạn cùng so sánh đối chiếu sau khi hết giờ làm bài.

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề văn vào 10 Kiên Giang 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Thể thơ: Tự do.

Câu 2.

Tình yêu quê hương, biển đảo của những người lính được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh: thương lắm phía ngư dân, bám biển, cột mốc đặt trong trái tim, thiêng liêng tổ quốc, đất mẹ, định vị biên cương.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: So sánh.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh, tô điểm thêm tình yêu của người lính, lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

+ Tăng sức gợi, giá trị biểu đạt cho câu thơ.

Câu 4.

Học sinh tự đưa ra thông điệp. Sau đây là gợi ý.

- Thông điệp về tình yêu quê hương đất nước.

- Thông điệp về ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách.

1. Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.

2. Bàn luận:

- Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn nền hòa bình dân tộc, độc lập chủ quyền.

- Tìm hiểu, tuyên truyền kiến thức về chủ quyền lãnh thổ đến với mọi người giúp nâng cao tinh thần và ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước.

- Thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.

- Rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước.

- Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

....

3. Kết đoạn: Tổng kết lại vấn đề.

Câu 2.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

- Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc.

2. Thân bài:

a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

– Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

– Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

b. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

– Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

– Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được.

+ Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

+ Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

+ Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

+ Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

+ Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gạt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thừ”

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

– Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây:

Em ạ, ở đây mùa xanh thẳm

Hạt giống niềm tin gieo con sóng bạc đầu

Cây bám đảo như tụi anh bám biển

Trúng thất mùa thương lắm phía ngư dân [...]

Tụi anh lại lao đi, con sóng bùng lên

Đảo nổi, đảo chìm thiêng liêng tổ quốc

Cột mốc đặt trong trái tim trước ngực

Sóng gió biên cương, sóng gió mịt mùng [...]

Phía trước mặt anh mây vẫn biếc xanh

Sau lưng anh đồng bào ngư dân đất mẹ

Gió bão nhắc anh thế vô lăng cầm lâu

Định vị tầm nhìn định vị hướng biên cương...

(Trích Quay về phía nào đất nước cũng rưng rưng, Nguyễn Ngọc Tân, vannghe.angiang.gov.vn)

Chú thích:

Vô lăng: Tay lái tàu thuỷ, có dạng vành tròn.

Thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Trong văn bản trên, tình yêu quê hương biển đảo của những người lính được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Cây bảm đảo như tụi anh bám biển

Trúng thất mùa thương lắm phía ngư dân

Câu 4 (0,5 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra được thông điệp gì cho bản thân?

II. LÀM ĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau:

[...] Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác ? Thế ta giết được bao nhiêu thằng ?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa !

Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuổi một cái gì vưởng ở có ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi

- Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại...

Thì chủng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông a. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuẩn cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?....

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói

- Hà, nắng gớm, về nào ....

Ông lão và vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đảm người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cải giống Việt gian bản nước thì cử cho mỗi đứa một nhất !

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoảng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông lão các giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rút lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy !...

Nhưng sao lại này ra cái tin như vậy được? Mà thằng chảnh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buồn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ? ...

(Trích truyện ngắn Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 165-166)

Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Kiên Giang 2024

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Nuôi con khó nhọc ba thời

Mẹ không một tiếng than trời gần xa

Mẹ không dòm chuyện người ta

Ngày lam lũ việc, tối sà ôm con.

Chịn chân mòn cuống chổi cùn

Đã quên guốc dép chẳng còn nhớ chân

Vì con nên mẹ hóa thân

Mẹ là cây lúa nặng thầm cõng bông

Mùa về ai gặt trắng đồng?

Mẹ như gốc rạ vùi trong luống cày.

Ngàn năm hương lúa còn bay

Ngàn năm nghĩa mẹ - đất này mênh mang.

Đời con từ cọng rơm làng

Thương nơi chùa rách, phật vàng - Mẹ ơi!

(Trích Mẹ tôi - Lê Anh Quốc, Thơ Việt Nam, Tập 2, NXB Lao động, 2000, tr 1079)

* Chú thích:

Dòm: nhìn ngó

Chịn: chùi

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (1,0 điểm) Chi rảnh tính từ thể hiện sự vất vả và 2 hình ảnh thể hiện sự lớn lao, thiêng liêng quý giá của mẹ (hoặc nghĩa mẹ) được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: (1,0 điểm)

Ngàn năm hương lúa còn bay

Ngàn năm nghĩa mẹ - đất này mênh mang.

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ trên

Câu 4: (0,5 điểm)

Mùa về ai gặt trắng đồng?

Mẹ như gốc rạ vùi trong luống cày.

Suy nghĩ và cảm xúc của em về hình ảnh người mẹ được gợi lên trong câu thơ trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải thấu hiểu những vất vả, hi sinh của cha mẹ.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 131)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2024

3. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2023

Đáp án đề thi vào 10 công lập môn Văn ngày 15/6/2023 tỉnh Kiên Giang đang được các thầy cô giải. Các em chờ 1 lúc rồi nhấn F5 để xem đáp án chi tiết.

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2023

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG

KÌ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023-2024

MÔN THI: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây:

[1] Bạn có biết không? Chỉ có hai loại người trên thế giới này: một là những người sợ thất bại, còn lại là những người không sợ thất bại. Những người thuộc về đầu tin rằng thất bại là một gánh nặng và gây ra áp lực cho con người. Những người thuộc về sau tin rằng thất bại là một yếu tố không thể thiếu, nó sẽ khiến cuộc sống chúng ta càng phong phú, thú vị hơn.

[2] Napoleon từng nói rằng, từ “không thể” chỉ có thể được nhìn thấy trong từ điển của kẻ thua cuộc. Ngay cả khi chúng ta bị chữ “không thể” quật ngã và thất bại, chúng ta cũng không được chìm đắm vào nỗi đau đó. Chi bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công. Ông cũng từng nói rằng, trong hầu hết các trường hợp, những điều được coi là thất bại chỉ là những trở ngại tạm thời. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận thất bại đó như một bước đệm để tiến tới thành công thì chúng ta mới có thể giong thuyền ra khơi.

[3] Bất luận điều gì xảy ra, cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục. Cho dù “khoản lỗ” của bạn là gì, nó đều sẽ trở thành quá khứ và chúng ta vẫn sẽ tiến về phía trước. Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ” trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy. Hãy nghĩ về nó như một động lực thúc đẩy bản thân, như một công cụ rèn luyện chính mình.

(Trích Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Tác giả Cảnh Thiên, dịch giả Đặng Quân, NXB Thế Giới, 2019, Tr.267-270)

Thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Theo đoạn [1], trên thế giới có mấy loại người? Đó là những loại người nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thế nên, khi gặp phải “khoản lỗ" trong cuộc sống, bạn đừng vội nản chí, đừng vội khóc lóc, đừng vội bỏ chạy.

Câu 4 (0,5 điểm): Em có đồng tình với quan điểm: Chỉ bằng cách tổng kết kinh nghiệm và làm lại từ đầu, chúng ta mới có thể tiến đến thành công? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tâm thái cần có khi đối diện với thất bại.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh và

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, trang 128-129)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2023 chuyên

 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2023

 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2023

5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2022

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, sự khác nhau giữa người tiêu cực và người lạc quan khi đối diện cùng một cơn mưa là:

người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa,

người lạc quan thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ được trong lành.

Câu 3: BPTT điệp từ. Từ "sẽ" được lặp lại liên tiếp ba lần. Tác dụng: giúp liệt kê, nhấn mạnh và khẳng định những điều tốt đẹp, mang ý nghĩa tích cực và lợi ích được đem lại sau những điều tưởng chừng là tiêu cực đã xảy ra. Từ đó đem đến cái nhìn mới, đa chiều và tích cực về các vấn đề trong cuộc sống.

Câu 4. Em đồng tình với quan điểm “Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.”

Bởi vì:

Cuộc sống luôn có những khó khăn và thách thức, khi con người đối diện với những sự cố đó, chúng ta phải tìm cách vượt qua nó
Chỉ khi tìm ra cách khắc phục, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua hơn trong những lần tiếp theo, và cũng là cách giúp người khác vượt qua.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về thái độ sống tích cực.

II. Thân đoạn:

1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì?

- Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.

2. Phân tích

a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực

- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.

- Luôn chủ động trước cuộc sống:

+ Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.

+ Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người.

+ Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.

- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.

b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại

* Với cá nhân:

- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn

+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

* Với xã hội:

- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.

III. Kết đoạn

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả , tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu cảm nhận chung về nhân vật.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:

- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong

- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kì chống Mỹ

- Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời

- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước

2. Nhân vật Phương Định trong truyện:

a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:

- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất

- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát

- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ

b. Khi vào quân ngũ:

- Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày

- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách

- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn

- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không

c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:

- Cô yêu thương Nho

- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao

- Cô chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo

- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa

⇒ Một người sống tình cảm

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định

- Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước

- Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên

6. Đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang 2022

Đề thi vào lớp 10 THPT công lập 2022 Kiên Giang

Phần I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau:

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện có thể sẽ thua cải ác trong một thời điểm, nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.

(Trích Tư duy tích cực, theo Tony Buổi Sáng - Trên đường băng, NXB Trẻ 2019, tr. 37)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (0,5 điểm) Theo tác giả, sự khác nhau giữa người tiêu cực và người lạc quan khi đối diện cùng một cơn mưa là như thế nào?

Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.

Câu 4: (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm “Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.” hay không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lối tư duy tích cực.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017).

Đề thi vào lớp 10 2022 môn văn chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Nhân chuyến công tác hại tuần ở Phú Quốc vào đầu tháng 7, chị tôi quyết định đưa cả gia đình ra đó du lịch. Không ngờ một tuần sau, dịch bùng phát tại nhiều nơi. Sân bay đóng cửa, các chuyến bay tạm dừng, cả gia đình dở khóc dở cười vì chuyên nghỉ mát vô thời hạn đó.

Từ chỗ ai nấy đang thích thú, hào hứng với biển xanh, cát trắng, năng vàng giờ là chất chồng những nỗi lo toan. Bởi cái ăn, cái mặc của những ngày giãn cách đâu đơn giản chỉ bỏ tiền là xong chuyện.

Cả gia đình bắt đầu phải đối diện với nhiều bất tiện trong một không gian hạn hẹp của khách sạn, số tiền mang theo vơi dần. Đó còn là nỗi lo về dịch bệnh lân sức khỏe của gia đình khi nghe tin những người hàng xóm ở nhà đã được chích vắc xin.

Trong những ngày kẹt ở Phú Quốc, cả gia đình chị tôi cùng làm vườn, vui chơi trong căn nhà nhỏ gần biển. Hỏi ra mới biết sau những xáo trộn, bị động ban đầu, cả nhà đã cùng ngồi lại để tìm ra hướng tích cực nhằm thích nghi với cuộc sống mới. Họ trả phòng khách sạn rồi tìm thuê một căn nhà nhỏ gần biển để tiện cho những sinh hoạt của cả gia đình, cũng giảm bớt chi phí. Anh chị nhờ đối tác trên đảo tìm mua giúp 2 chiếc laptop để có thể làm việc từ xa.

Ở sát biển nên hôm nào cũng có hải sản tươi ngon do ngư dân đánh về mối sáng. Rau củ luôn có đầy đủ trong cái chợ nhỏ cách đó chừng 500m.

Chị nói tiện nghi thì không thể bằng ở nhà nhưng đây sẽ là những ngày tháng khó quên trong đời, khi cả gia đình có khoảng thời gian dài gắn bó, chia sẻ, cảm thông với nhau nhiều hơn. Điều quan trọng là mỗi con người học được cách sống lạc quan, thích nghi với hoàn cảnh thực tại.

(Ngọc Nghi, Sống lạc quan giữa mùa dịch, https://tuoitre.vn, ngày 11/9/2021)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1:(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2:(1,0 điểm). Xác định nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3:(1,0 điểm). Chỉ ra phép liên kết và phương tiện liên kết trong đoạn trích sau:

Trong những ngày kẹt ở Phú Quốc, cả gia đình chị tôi cùng làm vườn, vui chơi trong căn nhà nhỏ gần biển. Hỏi ra mới biết sau những xáo trộn, bị động ban đầu, cả nhà đã cùng ngồi lại để tìm ra hướng tích cực nhằm thích nghi với cuộc sống mới?. Họ trả phòng khách sạn rồi tìm thuê một căn nhà nhỏ gần biển để tiện cho những sinh hoạt của cả gia đình, cũng giảm bớt chi phí.

Câu 4:(0,5 điểm). Qua đoạn trích, em rút ra bài học bổ ích gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1:(2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết phải thích nghi với cuộc sống.

Câu 2:(5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí, SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 128-129, NXB Giáo dục, năm 2017)

7. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng minh chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng", lời bài hát như sau:

“Chờ ngày mai nắng lên

Em ngước lên nhìn trời

Gửi về nơi xa xôi

Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời

Nước mắt bao lần rơi

Bao đau thương không nói thành lời

Cầm tay nhau vượt qua đường xa

Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua

Yêu thương sẽ chữa lành vết thương

Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương

Cho đàn em thơ vui bước đến trường

Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa

Điệp khúc:

Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng

Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông

Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời

Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng"

(Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng - Nguồn https://nhạc vn)

Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. (0,75 điểm).

Câu 2. Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0,75 điểm).

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm).

II, LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:

“Thình linh đèn điện tắt

Phòng buyn - đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhin mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chỉ người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”.

(Trích Ảnh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, tr.156)

8. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kiên Giang 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: Cách giải:

Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan

Câu 3: Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ

- Tác dụng:

+ Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn

+ Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu về trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.

II. Thân đoạn:

1. Giải thích:

Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. => Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh,...

- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

+ Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh , trách nhiệm của mỗi cá nhân đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Tham gia ác hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn để đẩy lùi, chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học đeo khẩu trang, nước rửa tay thường xuyên.

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

- Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.

+Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh... .

- Thành công trong công việc và cuộc sống

4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, đối xử tệ bạc với nhau....

5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 rất quan trọng trong cuộc sống..

III. Kết đoạn:

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19

- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

Câu 2: 

I. Giới thiệu chung:

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa để dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.

- Ba khổ thơ cuối bài thơ tạo ra tình huống gặp gỡ giữa con người với vầng trăng trong hiện tại, từ đó, ta thấy sự thức tỉnh của con người và nhắc nhở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

II. Phân tích:

1. Vầng trăng trong hiện tại - tình huống bất ngờ

- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:

+ Tình huống: “Đèn điện tắt”. Đây là biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị. Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.

Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương -> bắt gặp vấng trăng -> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài.

Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

+ “Đột ngột vầng trăng tròn”: Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.

+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.

2. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

- Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển - mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đảm tấm.

- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.

- Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm -> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kế như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thần thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

- Hình ảnh “trăng cổ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

III. Kết luận

- Nội dung:

+ Ba khổ cuối bài thơ tạo ra tình huống bất ngờ, cho ta thấy sự thức tỉnh của con người.

+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.

+ Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo li uống nước nhớ nguồn.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.

+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.

+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.

9. Đề thi tuyển sinh chuyên lớp 10 môn Văn 2021 Kiên Giang

Dap an de thi vao lop 10 THPT chuyen nam 2021 mon Van tinh Kien Giang

10. Đáp án đề thi chuyên lớp 10 Văn tỉnh Kiên Giang 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự

Câu 2

Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn trên là:

- Phép nối: Đối với cháu.

- Phép thế: “như thế” thay cho ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.

Câu 3:

Qua lời tâm sự của anh thanh niên, lí do khiến anh cảm thấy hạnh phúc là khi được đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc chung của đất nước, công việc của anh góp vào cho sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Câu 4:

Anh thanh niên trong đoạn trích hiện lên với các vẻ đẹp:

- Tâm hồn thơ mộng, làm bạn với sách.

- Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Chân thành, cởi mở, hiếu khách.

- Khiêm tốn, thành thật.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trong bài: Hạnh phúc.

II. Thân bài

1. Giải thích

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó.

- Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống.

- Không có một định nghĩa rõ ràng nào cho việc hạnh phúc cụ thể là gì. Với mỗi giai đoạn lịch sử, với mỗi cá nhân lại có những định nghĩa hạnh phúc của riêng mình.

- Mọi ước mơ về hạnh phúc đều đáng được trân trọng miễn là nó không dựa trên sự đố kị, mưu mô.

2. Biểu hiện của hạnh phúc

- Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao: giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc, đưa đất nước sánh vai với bạn bè năm châu,...

- Hạnh phúc có thể đến từ những điều nhỏ bé, giản dị: được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy nụ hoa hồng xinh xắn nở rộ trước hiên nhà,...

- Dù bằng cách nào, hạnh phúc của một người cũng rất đáng trân trọng.

3. Ý nghĩa của hạnh phúc

- Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân, làm cuộc sống trở nên vui vẻ hơn.

- Tạo cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.

- Tạo động lực để vượt qua những thách thức, mệt mỏi khó khăn và đạt được những niềm hạnh phúc mà bản thân khao khát.

4. Bài học

Bài học nhận thức:

+ Luôn mở rộng cửa trái tim để đón nhận những điều tốt đẹp.

+ Xác lập được cho bản thân mục tiêu hạnh phúc của bản thân.

- Bài học hành động không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.

III. Kết đoạn

Khẳng định lại giá trị của hạnh phúc.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

- Đoạn thơ là những vẻ đẹp của mùa xuân đất nước

b) Thân bài

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

+ Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

+ Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng.

+ Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

– Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc ->Cả đoạn thơ là lời ngợi ca chiến đấu và lao động, qua đó thể hiện tình yêu thiêng liêng cũng như niềm tin sáng ngời về một đất nước bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm.

c) Kết bài

- Đoạn thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, và ngợi ca đất nước cao đẹp, anh hùng.

- Với giọng trầm lắng và thiêng liêng, đoạn thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của đất nước mà còn thể hiện được sự trân quý với đất nước và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 14.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm