Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả?
Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả? Tr-Ch là cặp âm đầu dễ bị nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt tr-ch? Mời bạn đọc cùng HoaTieu.vn tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp một cách nhanh chóng và dễ dàng cho câu hỏi Bánh chưng hay bánh trưng? nhé!
Bánh chưng hay bánh trưng mới đúng?
Bánh chưng hay bánh trưng, bánh chưng chờ nặng hay chờ nhẹ luôn là đề tài tranh cãi của nhiều người về cách viết đúng tên món ăn truyền thống của dân tộc này. Thậm chí cách viết sai từ bánh chưng còn tràn lan trên mạng, người nổi tiếng hay các chương trình tổ chức ngày Tết đôi khi cũng viết sai từ này. Vậy đâu mới là cách viết đúng của bánh chưng và bánh trưng?
1. Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả?
Bánh chưng và bánh trưng thì từ đúng là từ bánh chưng.
Chưng (烝) ở đây là từ Hán-Việt có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên. Chữ chưng này là một chữ tượng hình mô tả hình ảnh nấu bánh, người ta đã dùng phép hội ý để ghi lại.
Trước hết bên dưới là lửa = Hỏa, rồi mới đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi = Kim, bên trên là nước = Thủy và trên cùng là một gạch ngang nữa tượng trưng cho nắp đậy.
Từ đó, chưng còn có nghĩa là đun, hấp thực phẩm cho chín bằng nước hoặc hơi nước, hoặc đôi khi hiểu là đun, hấp nhẹ làm nước bay hơi, để cô hỗn hợp cho đặc lại.
Các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện đại cũng chỉ ghi nhận bánh chưng - bánh giầy, không ghi nhận bánh trưng, bánh dày, bánh dầy, bánh giày…
=> Câu trả lời cho câu hỏi "bánh trưng hay bánh chưng" là bánh chưng các bạn nhé!
Bánh trưng là sai. "Bánh chưng" chứ không phải "bánh trưng". Tuy nhiên hiện nay khá nhiều người vẫn nhầm lẫn. Từ Bánh trưng được sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội, các clip được nhiều người chia sẻ mà không nhận ra đó là sai. Hy vọng lời giải đáp trên của HoaTieu đã giúp cho bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về bánh chưng - loại bánh truyền thống trong văn hóa người Việt và sử dụng đúng cách viết. Điều nay không chỉ thể hiện sự tôn trọng chữ viết, sự trong sáng của Tiếng Việt mà còn thể hiện sự tôn trọng văn hóa truyền thống tự ngàn đời của dân tộc ta.
2. Cách phân biệt tr ch
Làm thế nào để phân biệt lúc nào dùng tr, lúc nào dùng ch? Hiện nay không có quy tắc nào quy định trường hợp nào dùng tr, trường hợp nào dùng ch. Để phân biệt tr - ch, các bạn phải đọc nhiều, luyện viết nhiều. Hoatieu.vn đưa ra cho các bạn một số thông tin sau để sử dụng đúng tr - ch:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trọc lóc, ...)
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( ) viết tr.
3. Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y dành cho học sinh tiểu học tham khảo để phân biệt quy tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tại bài viết: Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
4. Chưng tết hay trưng tết
Chưng Tết hay trưng Tết? Về cơ bản, ai cũng hiểu nghĩa của từ này có nghĩa là bày biện, trang trí đồ vật đẹp mắt ở nơi dễ thấy nhất, sao cho phù hợp và để người khác nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người còn gặp khó khăn khi viết đúng chính tả của từ này.
Theo quy tắc chính tả phân biệt ch/tr và ý nghĩa của từ, ta có thể hiểu từ này mang nghĩa "trưng bày" thứ gì đó vào dịp Tết.
=> Như vậy, cách viết đúng là "trưng Tết".
Ví dụ: Đặt câu với từ "trưng Tết".
+ Trưng Tết bằng hoa đào đối với người dân miền Bắc ngày nay không còn dừng ở việc trừ ma quỷ, trừ tà, mà nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự tốt đẹp, may mắn.
+ Nhiều nhà Trưng Tết bằng cây trạng nguyên để cầu mong một năm mới hạnh phúc, bình an và thể hiện niềm tin tưởng ở tương lai.
5. Giới thiệu về bánh chưng
Bánh chưng là loại bánh truyền thống của Việt Nam từ bao đời nay, về sự tích bánh chưng, có câu chuyện từ thời vua Hùng như sau:
"Vua Hùng Vương muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ăn ngon để dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, để làm món ăn dâng lên vua cha. Lang Liệu nhà nghèo, chưa biết phải xoay xở ra sao thì một đêm được thần nhân báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn).
Đến kì hẹn, vua Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho "trời tròn đất vuông", vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta và truyền ngôi cho Lang Liêu."
Bánh chưng thường phải có gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn. Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu.
6. Cách gói bánh chưng bằng lá dong
Tham khảo Cách gói bánh chưng bằng lá dong đẹp dùng khuôn và không dùng khuôn tại bài viết
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bánh chưng hay bánh trưng từ nào đúng chính tả? Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu.vn sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Phân tích Người ở bến sông Châu
Soạn bài Đi san mặt đất lớp 10 ngắn gọn
Top 8 mẫu phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
Top 5 bài Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng siêu hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng muốn nhắn nhủ điều gì?
Các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 3 có đáp án