Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào?
Tìm hiểu Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào?
Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào? Đây cũng là một câu hỏi thú vị trong SBT Vật lý 7. Cùng tìm hiểu Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào? Tại sao và những thông tin thú vị xung quanh.
1. Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào?
Âm thanh không thể truyền trong môi trường Chân không. Bởi vì, âm thanh là sóng cơ học dọc nên truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi (lỏng rắn khí). Khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những hạt này lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ như thế dao động truyền âm đi xa. Trong môi trường chân không không có các hạt chất dao động khi các vật phát ra âm dao động thì không có hạt vật chất nào dao động theo nên không thể truyền âm thanh.
Âm thanh không thể truyền trong môi trường nào?
Nếu các bạn xem các bộ phim khoa học viễn tưởng ngoài vụ trụ có các vụ nổ, va chạm, âm thanh sống động thì đó là do kỹ xảo tạo thêm cho bộ phim. Trên thực tế, các vụ nổ, va chạm đó diễn ra trong tình trạng câm lặng.
Do vậy các bạn đã có thể tự tin trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới đây?
Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bê tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất.
Đáp án chính là A. Khoảng chân không
2. Âm thanh truyền trong môi trường nào thì nhanh hơn?
Chúng ta đã biết Âm thanh truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí. Vậy trong ba môi trường đó thì Âm thanh truyền trong môi trường nào thì nhanh hơn?
Giải đáp: Chúng ta nghe được âm thanh là nhờ tai tiếp nhận được dao động của vật thể. Dao động của vật thể lan truyền trong môi trường trung gian, truyền đến tai khiến màng nhĩ dao động, sau đó truyền đến thần kinh thính giác, vì thế con người nghe thấy âm thanh.
Bình thường khi chúng ta nói chuyện, tiếng nói được truyền trong không khí. Nhưng, âm thanh còn có thể truyền trong chất rắn và chất lỏng. Qua đo đạc, các nhà khoa học thấy rằng, âm thanh truyền trong chất rắn, chất lỏng có tốc độ nhanh hơn nhiều so với truyền trong không khí. Ở 0oC, tốc độ truyền của âm thanh trong không khí là 332m/giây, tốc độ truyền trong nước là 1.450m/giây, trong nước biển là 1.500m/giây, trong thép là 5.050m/giây, trong nham thạch là 8.000m/giây.
Có thể kết luận: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
Tốc độ truyền của âm thanh có mối liên quan mật thiết với tính chất của môi trường trung gian, tỷ lệ thuận với mô đun đàn hồi của môi trường trung gian và tỷ lệ nghịch với tỷ khối của môi trường trung gian. Chất rắn và chất lỏng có tỷ khối cao hơn không khí, lẽ ra tốc độ truyền trong các môi trường này phải chậm hơn trong không khí, nhưng do mô đun đàn hồi của chất rắn và chất lỏng lớn hơn của không khí nên nó vẫn giữ được tốc độ nhanh. Trong quá trình âm thanh truyền đi, các phân tử môi trường trung gian lần lượt dao động trong vị trí cân bằng, nếu có phân tử nào đó tách ra khỏi, các phân tử xung quanh sẽ kéo nó lại vị trí cân bằng đó. Nói cách khác các phân tử của môi trường trung gian có khả năng chống lại sự xê dịch vị trí. Phân tử khác nhau thì khả năng phản ứng mô đun đàn hồi khác nhau. Với môi trường trung gian có khả năng trên thì khả năng truyền dao động cũng lớn. Mức độ ảnh hưởng của nó đến âm thanh lớn hơn ảnh hưởng của mật độ, nhờ đó tốc độ truyền âm thanh nhanh. Mô đun đàn hồi của chất rắn và chất lỏng lớn hơn của chất khí, do vậy âm thanh truyền trong chất rắn và chất lỏng nhanh hơn trong không khí.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, có một số chất rắn có mô đun đàn hồi rất nhỏ, chẳng hạn như chì khi bị ngoại lực tác dụng không thể khôi phục hình dạng ban đầu như sắt, thép, nên âm thanh truyền trong chì chỉ có vận tốc 1200m/giây; hay cao su là dạng kết cấu nhiều lỗ và là kết cấu hóa học đặc thù nên vận tốc truyền càng nhỏ, chỉ là 62m/giây.
- Chia sẻ:Sunset
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(2 mẫu) Giáo án Tiết đọc thư viện lớp 2 Cả năm 2024-2025
-
3 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2024
-
Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô (13 mẫu)
-
(5 mẫu) SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2024
-
Suy nghĩ từ câu ca dao Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(Bài 1-10) Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Cánh Diều
(Có file nghe, đáp án) Đề cương ôn tập tiếng Anh 8 i-Learn Smart World học kì 2
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Kết nối tri thức
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm CTST
6 Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024
Đoạn văn thể hiện cảm xúc khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp có chứa thành phần biệt lập