(Có tiết ôn tập) Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều bài 15-32

Tải về

Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ mẫu kế hoạch bài dạy môn Hóa lớp 9 sách Cánh Diều bao gồm file giáo án môn Hóa học 9 Cánh Diều theo từng bài được biên soạn theo đúng hướng dẫn cảu CV 5512 của Bộ giáo dục. Mẫu giáo án Hóa 9 Cánh Diều được trình bày sạch sẽ đẹp mắt với nội dung bám sát chương trình SGK mới 2018 môn Hóa sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô khi soạn giáo án.

Mẫu Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án bài 15 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

Bài 15. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được tính chất vật lí của kim loại.

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.

- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng liên quan đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.

- Giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động tìm hiểu tính chất vật lí và một số tính chất hoá học của kim loại (tác dụng với oxygen, chlorine và nước).

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất vật lí của kim loại

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các thí nghiệm nhận xét, rút ra được tính chất hóa học của kim loại và mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích đượcứng dụng thực tiễn của kim loại và vận dụng kiến thức đã học biết cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ các đồ dùng làm bằng chất liệu kim loại trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.

– Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, bảng nhóm;

- Các hình ảnh, video thí nghiệm theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm;

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, muỗi sắt, chậu thủy tinh.

- Hóa chất: dây sắt, bột nhôm, phenolphthalein,natri, khí chlorine, nước cất, khí oxygen, bột lưu huỳnh.

- HS sưu tầm một số đồ vật được làm từ các kim loại

- phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Kĩ thuật sử dụng phương tiện thí nghiệm trực quan, động não, khăn trải bàn.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, ôn tập nội dung bài đã học ở môn KHTN 6, dẫn dắt giới thiệu vấn đề

b) Nội dung:

GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn”.

c) Sản phẩm: xoong, dao....

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức trò chơi “ Ai thông minh hơn ”.

Giáo viên chia lớp làm 4 đội

- Luật chơi:

+ Các đội chơi quan sát hình/video chiếu trên màn hình có 30 giây để quan sát và ghi nhớ

+ Đội sẽ có 20 giây để ghi tất cả các đồ vật được làm bằng kim loại, đội nào ghi được nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

Học sinh quan sát vật mẫu và hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Hs thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi giáo viên đưa ra

Nhận nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận : HS tham gia trò chơi và xem video/tranh để trả lời câu hỏi.

Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học mới.

Thực hiện nhiệm vụ

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

- Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. làm thế nào để sử dụng kim loại có hiệu quả

=> Chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Giáo án bài 16 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

Bài 16. DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LỌAI.

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,...

- Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng liên quan đến mức độ hoạt động hoá học của kim loại.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được dãy hoạt động hoá học. Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và tiến hành được các thí nghiệm nhận xét, rút ra được có phản ứng xảy ra hay không, xảy ra với mức độ như thế nào trên cơ sở dãy hoạt động hoá học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích đượcứng dụng thực tiễn của kim loại và vận dụng kiến thức đã học biết cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ các đồ dùng làm bằng chất liệu kim loại trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.

- Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.

- Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, bảng nhóm;

- Các hình ảnh, video thí nghiệm theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm;

– So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu

+ Hóa chất: Dung dịch AgNO3 2%, Dây đồng.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, Panh.

– Khảo sát phản ứng của kim loại Mg, Fe, Cu với dung dịch acid

+ Hóa chất: Đinh sắt, dây đồng, Magnesium dung dịch HCl ( 0,5 M).

+ Dụng cụ: 2 ống nghiệm.

– Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước

+ Hóa chất: 1 mẩu kim loại natri bằng hạt đậu xanh. Đinh sắt. Dây đồng.

+ Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh đựng nước, 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số.

Lưu ý: Nên dùng giấy nhám đánh sạch bề mặt đinh sắt và dây đồng trước khi làm thí nghiệm.

- Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Kĩ thuật sử dụng phương tiện thí nghiệm trực quan, động não, khăn trải bàn.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, ôn tập nội dung bài đã học ở môn KHTN 6, dẫn dắt giới thiệu vấn đề

b) Nội dung:

GV cho học sinh nhắc lại các tính chất hóa học của kim loại mà đã được

c) Sản phẩm:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ:

Giáo viên đặt vấn đề: nhiều kim loại được dùng nhiều trong đời sống như calcium, kẽm, magnesium, sắt, nhôm, natri, chì, vàng,… Vậy những kim loại nào tan trong nước ở điều kiện nhiệt độ thường

- GV đặt vấn đề: cần so sánh độ hoạt động hoá học của Na, Mg, Zn, Fe, H, Cu, Ag.

- HS trả lời theo kiến thức bài cũ.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, viết các báo cáo.

Nhận nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận : HS suy nghĩ, có thể thảo luận từng cặp với nhau

Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học mới.

Thực hiện nhiệm vụ

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Ở bài tập trên ta thấy Fe, Zn pư được với CuSO4 và HCl, còn Cu không phản ứng được hay ta nói cách khác Fe, Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Cu. Vậy thì mức độ hoạt động hóa học khác nhau của kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được pư của kim loại với các chất khác hay không?

=> Dãy hoạt động hoá học của kim loại giúp các em trả lời các câu hỏi đó.

................

Giáo án bài 17 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

Bài 17. TÁCH KIM LOẠI. SỬ DỤNG HỢP KIM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng.

Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như:

+ Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide.

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân.

+ Tách kẽm khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than).

- Nêu được khái niệm hợp kim.

- Giải thích được vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại.

Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm thông tin, đọc SGK, trình bày được quá trình sản xuất gang và thép.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng. Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, Nêu được khái niệm hợp kim.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.

- Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, bảng nhóm

- Video sơ đồ sản xuất gang trong lò cao: https://www.youtube.com/watch?v=qoFWk9fX9hE

..................

Mời các bạn xem trong file tải về để xem chi tiết giáo án môn Hóa 9 Cánh Diều.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 192
(Có tiết ôn tập) Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều bài 15-32
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm