Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều

Tải về

Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề môn Hóa lớp 12 sách Cánh diều của chuyên đề 1, 2, 3 trong sách chuyên đề Hóa 12. Mẫu giáo án sách chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Hiện tại bộ giáo án chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều còn thiếu bài 5, bài 7. Các nội dung còn thiếu sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Giáo án chuyên đề Hóa 12 Cánh diều bài 1

BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG VÀ CÁC TIỂU PHÂN TRUNG GIAN TRONG PHẢN ỨNG HÓA HỌC HỮU CƠ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.

- Trình bày được cách phân cắt đồng li liên kết cộng hoá trị tạo thành gốc tự do, cách phân cắt dị li liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion.

- Nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người, độ bền tương đối của các gốc tự do, carbocation và carbanion.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên
kết và hình thành các tiểu phân trung gian.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các khái niệm về cơ chế
phản ứng, sự phân cắt liên kết và hình thành các hợp chất trung gian; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học và các vấn đề liên quan đến thức tiễn cuộc sống (như vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người...) để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực hóa học:

‒ Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và hình thành các tiểu phân trung gian.

‒ Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thu thập thông tin về vai trò của các
tiểu phân trung gian trong các phản ứng hữu cơ và trong cuộc sống.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về cơ chế phản ứng,
sự phân cắt liên kết và các tiểu phân trung gian để giải thích cơ chế của các phản ứng cụ thể và vận dụng giải thích vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người, sử dụng các chất chống oxi hóa ngăn cản, kìm hãm hoặc khử các gốc tự do có hại trong cơ thể.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cặp đôi và nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Trung thực trong nghiên cứu và báo cáo kết quả các hoạt động.

‒ Chăm chỉ, siêng năng trong việc tìm hiểu kiến thức về cơ chế phản ứng, giải thích cơ chế của các phản ứng cụ thể; có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Các phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6 (ở phần phụ lục)

- Phiếu bài tập giao về nhà ở hoạt dộng vận dụng (ở phần phụ lục)

- Các hình ảnh về cơ chế phản ứng (ở phần khởi động)

- Video giới thiệu về cơ chế phản ứng, sự phân cắt đồng ly, sự phân cắt dị li

Link đính kèm:

https://www.youtube.com/watch?v=OCG0RmjFS1M

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

‒ Xác định được nội dung sẽ học trong bài là khái niệm cơ chế phản ứng, sự phân cắt
liên kết và hình thành các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ.

‒ Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi
đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Nội dung:

Phương trình hóa học của phản ứng giữa ethylene và hydrogen bromide như sau;

CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2-Br

1. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng hay phản ứng tách?

2. Hãy dự đoán cách hình thành sản phẩm CH3-CH2-Br.

c) Sản phẩm:

Phương trình hóa học của phản ứng giữa ethylene và hydrogen bromide:

CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2-Br

1. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng

2. Dự đoán cách hình thành sản phẩm CH3-CH2-Br: gồm 2 giai đoạn, cụ thể:

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật động não nêu câu hỏi khởi động trong SCĐ, kết hợp một số hình
ảnh ví dụ về cơ chế phản ứng.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

‒ HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

GV thu các tờ giấy ghi câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS cho cả lớp cùng theo dõi.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

‒ GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học:

Một phương trình hóa học thông thường chỉ biểu diễn công thức hóa học của các chất đầu (chất phản ứng) và chất cuối (chất sản phẩm) mà không trình bày rõ phản ứng đó xảy ra như thế nào, qua các bước trung gian ra sao, ảnh hưởng của chất xúc tác (nếu có) thế nào, tức là không cho biết cơ chế phản ứng. Vậy cơ chế phản ứng là gì? Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ bao gồm những loại nào?

- GV cho học sinh xem video giới thiệu về cơ chế phản ứng.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cơ chế phản ứng

Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV sử dụng slides trình bày khái niệm cơ chế phản ứng, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập số 1

1. Phản ứng ở ví dụ 1(sgk/6) gồm mấy giai đoạn?

2. Hãy chỉ ra các tiểu phân trung gian trong phản ứng trên?

‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1.

Thực hiện nhiệm vụ:

‒ HS thảo luận theo cặp đôi được phân công và đưa ra nội dung câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Qua đó, HS hình thành được khái niệm cơ chế phản ứng.

Báo cáo, thảo luận:

GV thu Phiếu học tập số 1 của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các cặp đôi bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.

Kết luận, nhận định:

Cơ chế phản ứng hóa học là con đường chi tiết mà các chất phản ứng phải đi qua để tạo thành sản phẩm. Con đường đó phản ánh các bước cơ bản của phản ứng, cách phân cắt liên kết trong phân tử chất phản ứng và cách hình thành liên kết mới trong phân tử chất sản phẩm,…cùng những yếu tố khác của phản ứng như xúc tác, dung môi (nếu có),…

1. Phản ứng ở Ví dụ 1 gồm hai giai đoạn.

2. Tiểu phân trung gian:

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự phân cắt đồng li và quá trình hình thành các gốc tự do

Mục tiêu: HS trình bày được sự phân cắt đồng li liên kết cộng hóa trị tạo thành gốc tự do

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV tổ chức lớp học thành các nhóm nhỏ theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 2.

1. Hãy cho biết electron tự do trên tiểu phân CH3 trong phản ứng (2) có nguồn gốc từ đâu?

2. Trong phản ứng (2), gốc tự do Cl được sinh ra từ Cl 2 như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ:

‒ HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 2.

‒ GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận:

‒ GV cho HS trình bày phiếu học tập, sử dụng phương pháp thuyết trình cho HS bất kì trong nhóm trình bày về kết quả thực hiện nội dung phiếu học tập số 2 của nhóm.

‒ HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.

Kết luận, nhận định:

Trong sự phân cắt đồng li, cặp electron chung được chia đều cho hai nguyên tử tham gia liên kết bị phân cắt

Các gốc tự do của hydrocarbon được ký hiệu chung là R (R là viết tắt của chữ radical, nghĩa là gốc tự do)

1.Electron tự do trên tiểu phân CH3 trong phản ứng (2) có nguồn gốc từ sự phân chia đều cặp electron dùng chung của liên kết C-H trong phân tử CH4 cho nguyên tử carbon và hydrogen

2. Gốc tự do Cl được sinh ra từ Cl2 từ sự phân cắt một cách đồng đều đối với 2 nguyên tử Cl tham gia liên kết, mỗi nguyên tử Cl chiếm một electron từ cặp electron chung và trở thành gốc tự do

- Các tiểu phân như CH3, Cl …có một electron độc thân nên được gọi là gốc tự do

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự phân cắt dị li và quá trình hình thành carbocation và carbanion

Mục tiêu:HS trình bày được cách phân cắt dị li liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV sử dụng slides trình bày sự phân cắt liên kết dị li, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đưa ra nội dung trả lời cho các câu thảo luận trong Phiếu học tập số 3.

1. Cặp electron chung bị phân cắt như thế nào trong ví dụ 3 và ví dụ 4 (trong SCĐ/trang 8)?

2. Khi phân cắt dị li, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thường mang điện tích dương hay âm?

3. Thế nào là sự phân cắt dị li? Nêu sự hình thành carbocation và carbanion?
‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 3. Qua đó củng cố thêm kiến thức về sự phân cắt liên kết dị li.


Thực hiện nhiệm vụ:

‒ HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 3.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo, thảo luận:

‒ GV có thể sử dụng vòng quay wheelofnames.com/vi/ để lựa chọn HS đại diện của nhóm trình bày câu trả lời.

‒ Các HS khác thảo luận về câu trả lời của bạn, bổ sung thêm những ý còn thiếu, đưa ra những câu hỏi còn băn khoăn để GV và các bạn trong lớp cùng giải đáp.

Kết luận, nhận định:

Quá trình phân cắt liên kết C-X xảy ra mà cặp electron liên kết thuộc hoàn toàn về phía nguyên tử C hoặc nguyên tử X thì được gọi là sự phân cắt dị li. Tiểu phân trung gian mang điện tích dương trên nguyên tử carbon được gọi là carbocation, tiểu phân trung gian mang điện tích âm trên nguyên tử carbon được gọi là carbanion

1. Ở phản ứng đầu, nguyên tử bromine mang cả cặp electron còn nguyên tử carbon không lấy electron. Ở phản ứng thứ hai, carbon mang cả cặp electron còn hydrogen không lấy electron từ cặp electron liên kết.


2. Khi phân cắt dị li, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn sẽ trở thành ion âm.

3. Quá trình phân cắt liên kết C-X xảy ra mà cặp electron liên kết thuộc hoàn toàn về phía nguyên tử C hoặc nguyên tử X thì được gọi là sự phân cắt dị li. Tiểu phân trung gian mang điện tích dương trên nguyên tử carbon được gọi là carbocation, tiểu phân trung gian mang điện tích âm trên nguyên tử carbon được gọi là carbanion.

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu độ bền tương đối của các gốc tự do, carbocation và carbanion

Mục tiêu: HS nêu được độ bền tương đối của các gốc tự do, carbocation và carbanion

..............

Giáo án chuyên đề Hóa 12 Cánh diều bài 2

GIÁO ÁN MẪU THEO CV 5512

BÀI 2: MỘT SỐ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

(7 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.

- Trình bày được một số cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ:

+ Cơ chế thế gốc SR (vào nguyên tử carbon no của alkane),

+ Cơ chế cộng electrophile AE (vào nối đôi C=C của alkene),

+ Cơ chế thế electrophile SEAr (vào nhân thơm),

+ Cơ chế thế nucleophile SN1 và SN2 (phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen),

+ Cơ chế cộng nucleophile AN (vào hợp chất carbonyl).

- Giải thích sự hình thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin và hiểu các cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận và làm việc nhóm để giải quyết các bài tập và các câu hỏi về cơ chế phản ứng.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích tại sao các phản ứng xảy ra theo các cơ chế cụ thể.

- Năng lực hóa học:

+ Hiểu và trình bày được các cơ chế phản ứng hóa học hữu cơ.

+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng hóa học trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, kiên nhẫn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các cơ chế phản ứng.

- Có trách nhiệm trong học tập, đặc biệt là khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, video về các cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ.

- Phiếu bài tập, bảng trắng, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự quan tâm của học sinh về các cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ thông qua các câu hỏi mở.

b) Nội dung: Giáo viên đặt câu hỏi: "Vì sao phản ứng cộng của HBr vào alkene CH3-CH=CH2 lại tuân theo quy tắc Markovnikov?"

c) Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận theo nhóm và đưa ra các giả thuyết của mình.

d) Sản phẩm:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

..................

Để xem nội dung chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 37
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm