(Đủ 3 chuyên đề) Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức

Tải về

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Lịch sử 12 sách Kết nối tri thức của chuyên đề 1, 2, 3 trong sách chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối. Mẫu giáo án sách chuyên đề Lịch sử 12 KNTT được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Lịch sử 12 KNTT, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Nội dung giáo án chuyên đề 1 Lịch sử 12 KNTT

LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Giải thích được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

– Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng (như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc,...) thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương.

– Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá – xã hội Việt Nam.

– Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hoá – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa ở địa phương.

– Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo (gồm Công giáo, Tin Lành) và Đạo giáo trong đời sống văn hoá – xã hội.

– Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác (như: đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo,...).

2. Về năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh; biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu liên quan đến lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam trong học tập.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng (như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc,...) thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương; giải thích được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo; phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hoá – xã hội Việt Nam; chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo, Cơ đốc giáo, các tôn giáo khác (như: đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo,...) trong đời sống văn hoá – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để có cách thức thực hành tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như quy định của pháp luật Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam.

– Yêu nước:

+ Có ý thức tôn trọng và vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

+ Biết trân trọng giá trị, ý nghĩa của những phong tục, tập quán, các tín ngưỡng, tôn giáo trong lịch sử dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tư liệu lịch sử: hình ảnh, tư liệu về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (đã có trong SGK hoặc sưu tầm thêm phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có thể phóng to qua máy chiếu).

– Một số video có tính chính thống giới thiệu, tuyên truyền về các tín ngưỡng và tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam.

– Phiếu học tập: dùng để HS trả lời các câu hỏi thảo luận, giúp HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. Trên cơ sở các phiếu học tập cá nhân, các nhóm xây dựng thu hoạch về thảo luận chung của cả nhóm để trình bày trước lớp. GV có thể thu thập phiếu thu hoạch cá nhân và thu hoạch chung của nhóm để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.

2. Học sinh

– SGK.

– Tranh ảnh, tư liệu về một số tín ngưỡng và tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS mong muốn khám phá về lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo trong lịch sử Việt Nam.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, quan sát Hình 1, Hình 2 và trả lời câu hỏi sau:

– Hai hoạt động trên có điểm gì giống và khác nhau về nội hàm khái niệm?

– Em biết được bao nhiêu tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS sử dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi trong SGK.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi 2 – 3 HS lên trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức

GV nhận xét câu trả lời của HS, đồng thời, GV sử dụng những câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục I. KHÁI LƯỢC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
a) Mục tiêu

Giải thích được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, khai thác thông tin trong SGK và dựa vào những ví dụ thực tế để trả lời câu hỏi: Tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu là gì? Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có điểm gì giống và khác nhau?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo cặp, trong đó mỗi HS sẽ tự tìm hiểu câu trả lời trước, sau đó sẽ thảo luận cùng nhau để thống nhất ý kiến với bạn.

..........................

Nội dung giáo án chuyên đề 2 Lịch sử 12 KNTT

Xem trong file tải về.

Nội dung giáo án chuyên đề 3 Lịch sử 12 KNTT

Xem trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem giáo án chuyên đề môn Sử lớp 12 Kết nối tri thức file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 95
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm