(Bài 1-25) Giáo án Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức file word

Tải về

Giáo án môn Địa 12 Kết nối tri thức

Giáo án Địa lý lớp 12 bộ sách Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu giáo án môn Địa lớp 12 bộ Kết nối tri thức file word. Với mẫu giáo án Địa lý lớp 12 Kết nối tri thức file doc dưới đây sẽ giúp các thầy cô thuận tiện hơn trong việc soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Địa 12 theo chủ đề của bộ sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo.

Giáo án môn Địa 12 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy Địa lí 12 Kết nối  tri thức

BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Sử dụng được bản đồ để xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta. Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với KT-XH, AN- QP, hình thành nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.

- Đọc được bản đồ hành chính châu Á, bản đồ tự nhiên nước ta từ atlat địa lý.

- Cập nhật được những thông tin chính xác và thời sự về chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển Đông.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

- Chăm chỉ, sống trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Việt nam

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982

- Atlat Việt Nam.

- Bài giảng, phiếu học tập và giấy A2 (hoặc bảng nhóm)

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa Địa lí 12 KNTT&CS.

- Bảng phụ, bút viết

- Atlat Địa lí Việt Nam, sách bài tập, vở ghi bài. Bút màu các loại.

- Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định tổ chức

STT

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

1

2

3

4

* Hoạt động học tập:

1. Hoạt động : Khởi động – mở đầu

a) Mục đích: HS trả lời được 12 câu hỏi kiến thức về Việt Nam.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng kiến thức SGK và những hiểu biết của bản thân.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh 2 nhóm - đội chơi trò chơi TÔI TÀI GIỎI- BẠN CŨNG THẾ

v Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội có 5 học sinh đại diện trả lời.

v Các đội lần lượt chọn câu hỏi.

v Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.

v Thời gian: 10 giây/1 câu.

Đội có số điểm lớn nhất => chiến thắng

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

Câu hỏi 1. Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng do nhạc sĩ nào sáng tác?

Đáp án; Văn Cao

Câu 2. Tác phẩm quốc huy Việt Nam của họa sĩ tài danh nào sáng tác

Đáp án: Bùi Trang Chước.

Câu 3. Sông gì tên một loài hoa

Ngàn năm đỏ sắc phù sa sớm chiều?

Đáp án: Sông Hồng.

Câu 4. Ai là người soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đáp án: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 5. Sông nào danh tiếng lẫy lừng

Ba lần giặc đến, ba lần thây phơi
Địch sang, sông thét sóng gào
Cọc ngầm dựng sẵn đâm tàu giặc tan?

Đáp án: Sông Bạch Đằng.

Câu 6. Bốn bình trước, bốn bình sau

Nhanh tìm 8 tỉnh kể mau khen tài

Đáp án: Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận. Hòa Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận và trả lời: HS các đội chơi trả lời câu hỏi, GV thông báo đáp án.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí nước ta

a) Mục đích: HS trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; Xác định được hệ tọa độ của nước ta.

b) Nội dung: HS 4 nhóm quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu ở phiếu học tập, nhóm nào nhanh hơn của GV.

I. VỊ TRÍ ĐỊA L Í VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

1 Vị trí Việt Nam

a. Vị trí địa lí

- Vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, trên đất liền tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, chung Biển Đông với nhiều quốc gia.

- Phạm vi lãnh thổ phần đất liền được xác định bởi các điểm cực:

+ Điểm cực Bắc: khoảng vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam: khoảng vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây: khoảng vĩ độ 102°09’B tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông: khoảng vĩ độ 109°28’B tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

b. Vị trí Việt Nam có các đặc điểm nổi bật

+ Nằm ở khu vực Đông Nam Á – nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về nền văn hoá và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

+ Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong).

+ Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau.

+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,... và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

...............

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung mẫu giáo án Địa lí 12 KNTT file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 395
(Bài 1-25) Giáo án Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức file word
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm