Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024-2025

Tải về

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức 2024-2025 có ma trận, đề thi kèm theo đáp án, lời giải chi tiết giúp các em học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3 và đạt kết quả cao với bài kiểm tra cuối Hk1 tới đây.

Do Top 11 Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 KNTT khá dài nên trong bài viết này HoaTieu.vn chỉ xin trình bày 4 bộ đề. Mời thầy cô phụ huynh và các em HS tải miễn phí file Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức HK1 về máy để xem trọn bộ nội dung.

Đề kiểm tra cuối HK I môn Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối HK I môn Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức

I. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Kết nối tri thức số 1

1. Ma trận Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm và câu số

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

2

6

Câu số

1,2,3,4

5,6

Số điểm

2

2

4

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

3

1

4

Câu số

7,8,9

10

Số điểm

1.5

0.5

2

Tổng

Số câu

4

3

3

10

Câu số

Số điểm

2

1.5

2.5

6

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN

Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.

Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:

- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Chuột nhắt sợ hãi van xin:

- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.

Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.

Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm)

  1. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.
  2. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
  3. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.

Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm)

  1. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.
  2. Vì không cho chú về nhà với mẹ.
  3. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.

Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm)

  1. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.
  2. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.
  3. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm)

  1. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.
  2. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.
  3. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm)

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)

....................................................................................................................

....................................................................................................................

...................................................................................................................

Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm)

Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.

Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................

Câu 8 . Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm)

  1. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?
  2. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!
  3. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu kể:......................................................................................................

Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm)

..................................................................................................................

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ông ngoại

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

(Theo Nguyễn Việt Bắc )

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một lần mắc lỗi với người thân của em.

Gợi ý:

  • Em đã mắc lỗi với ai trong gia đình? Đó là lỗi lầm gì?
  • Vì sao em lại mắc lỗi đó?
  • Em cảm thấy như thế nào khi gây ra lỗi lầm đó?

3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 KNTT

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Chuột gặm đứt các dây lưới.

Câu 5: (1 điểm)

Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có.

Câu 6: (1 điểm)

Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại.

Câu 7: (0,5 điểm)

Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng.

Câu 8: (0,5 điểm)

Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một lần mắc lỗi của em đối với người thân, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

II. Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức số 2

1. Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2024 – 2025

Môn : Tiếng Việt (Đọc hiểu) – Lớp 3.4

Học sinh đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.

Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào:

-Thế nghĩa là gì nhỉ?

- Nghĩa là thế này: "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi."

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

Phỏng theo TRẦN NINH HỒ

Câu 1 (0.5 điểm): Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

  1. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập
  2. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.
  3. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu.

Câu 2 (0.5 điểm): Có những ai tham gia cuộc họp?

  1. Cô giáo và Hoàng
  2. Các chữ cái và dấu câu
  3. Bác chữ A và anh Dấu Chấm

Câu 3 (0.5 điểm): Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết

  1. Viết sai lỗi chính tả.
  2. Hoàn toàn không biết chấm câu.
  3. Viết chữ rất xấu và ẩu.

Câu 4 (0.5 điểm): Anh Dấu Chấm nói nguyên nhân khiến Hoàng viết sai là gì?

  1. Do Hoàng không bao giờ để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào là chấm chỗ đó
  2. Do Hoàng sơ ý nên viết sai.
  3. Do Hoàng chưa hiểu tác dụng của dấu câu.

Câu 5 (0.5 đ im): Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng?

  1. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.
  2. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.
  3. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì?

  1. Khi viết không thể thiếu dấu chấm.
  2. Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
  3. Sự cẩu thả của bạn Hoàng.

Câu 7 (0.5 điểm): Xếp các từ ngữ đ ề nghị, câu văn, lắc đầu, đôi giày vào nhóm thích hợp.

Từ ngữ chỉ sự vật: ......................................................................................................

Từ ngữ chỉ hoạt động: ................................................................................................

Câu 8 (0.5 điểm): Tìm trong bài đọc một từ có nghĩa trái ngược với từ “cẩn thận”.

……………………………………………………………………………………

Câu 9 (1điểm): Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây:

Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”

Công dụng của dấu hai chấm: ……………………………………………………………

Câu 10 (1 điểm): Đặt một câu cảm để khen một bạn trong lớp.

……………………………………………………………………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023– 2024

Môn Tiếng Việt lớp 3.4

Đề kiểm tra Viết

Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian chép đề)

1 Chính tả: (Nghe – Viết) (15 phút )

Những bậc đá chạm mây

Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

2. Tập làm văn: (25 phút )

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một đồ vật em yêu thích.

2. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 KNTT

Môn Tiếng Việt lớp 3 (Phần đọc hiểu)

1. c (0.5 điểm)

2. b (0.5 điểm)

3. b (0.5 điểm)

4. a (0.5 điểm)

5. c (0.5 điểm)

6. b (0.5 điểm)

7. Từ ngữ chỉ sự vật: câu văn, đôi giày (0.25 điểm)

Từ ngữ chỉ hoạt động: đề nghị, lắc đầu (0.25 điểm)

8. Trái nghĩa với cẩn thận là ẩu (0.5 điểm)

9. Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu phần giải thích (1điểm)

10. HS đặt câu đúng theo yêu cầu (1điểm)

III. Bộ Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 KNTT

Cấu trúc Bộ đề kiểm tra cuối HK1 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức được biên soạn với  với các dạng bài tập trắc nghiệm, đọc hiểu, tập làm văn có kèm đáp án và ma trận. Dưới đây là cấu trúc nội dung 11 bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức trong file tải về.

Cấu trúc Bộ đề kiểm tra cuối HK1 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức

Top 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 KNTT

................

Tải Bộ Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối về máy để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan trên chuyên mục Đề thi, đề kiểm tra > Đề thi lớp 3 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 21.136
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024-2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng