Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo 2025
Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo tổng hợp kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, giúp học sinh ôn thi hiệu quả nhằm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối năm học 2024-2025.
Bộ Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 kì 2 sách CTST sẽ bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tự luận kèm ma trận phân loại học sinh theo 3 mức độ, bám sát chương trình sách giáo khoa Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tải file về máy để ôn tập cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt thuận tiện hơn
Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo
MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI HKII KHỐI 3
NĂM HỌC 20... – 20...
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | ||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | |
Đọc hiểu văn bản
| - Đọc rành mạch, phân biệt được lời nhân vật đoạn văn; tốc độ đọc 65 tiếng/1 phút. Biết ngắt, nghỉ hợp lí. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời người dẫn chuyện. - Nhắc lại được các nhân vật, chi tiết, hình ảnh, sự việc nổi bật trong bài đã đọc. | - Đọc thầm – hiểu nội dung chính của đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ hoặc văn bản thông thường đã học (khoảng 160-180 chữ). - Hiểu và trả lời được câu hỏi về nội dung của đoạn, bài. | - Vận dụng trả lời câu hỏi của bài tập đọc. Đọc đúng câu có dấu chấm hỏi, chấm cảm. -Viết được câu nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật có trong bài hoặc chi tiết trong bài đọc. |
Kiến thức T.việt | - Biết xác định được các nhóm từ ngữ để mở rộng được vốn từ theo chủ điểm. - Biết xác định được dấu hiệu của câu khiến, câu cảm - Xác định được dấu hiện của dấu : chấm than, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật , hoạt động, đặc điểm,chỉ đồ vật ,từ cùng nghĩa trái nghĩa . - Nhận biết được mô hình của câu Ai là gì ? Ai làm gì? Ai thế nào? | - Biết tìm từ đặt câu theo từng chủ điểm . - Biết xác định được dạng câu khiến, câu cảm trong đoạn văn cho sẵn. Biết sử dụng dấu: chấm than, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong các câu văn cho sẵn. -Hiểu được các từ ngữ chỉ sự vật , hoạt động, đặc điểm,chỉ đồ vật ,từ cùng nghĩa trái nghĩa - Hiểu được các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ,câu văn | - Biết đặt câu theo yêu cầu. - Đặt được câu khiến câu cản theo yêu cầu. - Biết đặt câu có sử dụng các dấu: chấm than, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm -Tìm được bộ phận được in đậm trong câu văn đặt và trả lời cho câu hỏi nào ? - Xác định được hình ảnh so sánh, từ so sánh có trong câu cho sẵn. - Đặt được câu có hình ảnh so sánh |
Chính tả
| - Biết viết các chữ cái viết thường, viết hoa cỡ nhỏ trong bài chính tả. chữ viết đều nét và thẳng hàng. Trình bày đúng thể loại văn, thơ. - Biết được quy tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh và một số chữ ghi tiếng có vần khó. | - Nắm được quy tắc viết hoa chữ đầu câu, tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài,tên riêng chỉ địa danh. - Nghe viết được bài chính tả khoảng 65 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. | - Chữ viết liền mạch, rõ ràng; viết hoa đúng chữ mở đầu câu, tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài trong bài chính tả. |
Tập làm văn | - Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn, câu chuyện đã đọc. - Biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường | - Hiểu được tác dụng của một số văn bản thông thường. - Hiểu về yêu cầu của từng dạng bài văn. | - Viết đoạn văn từ 6 -7 câu thuật lại ngày hội đã chứng kiến. -Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia. - Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học. -Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. -Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường. |
I. VIẾT – CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT)
1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn : Người lớn vui vẻ đẩy xe…tự hào sâu sắc. - TV3 -T2/trang 21)
2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32)
3. Tiếng đàn (Đoạn : Tiếng đàn bay ra vườn … những mái nhà cao thấp. - TV3 -T2/trang 37)
4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn : Gai nhọn đâm vào chân … cho dù đó là việc nhỏ nhất. - TV3 -T2/trang 41)
5. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn : Những người đoạt giải … của người tứ xứ. - TV3 -T2/trang 51)
7. Cùng vui chơi(TV3 -T2/trang 49)
8. Mùa xuân đã về (Đoạn: Cỏ non như những chiếc kim … những ruộng rạ phủ băng. - TV3 -T2/trang 66)
9. Cá linh (TV3 -T2/trang 72)
10. Hai bà Trưng (Đoạn : Giáo lao-cung nỏ …. đến hết. - TV3 -T2/trang 92)
II. VIẾT SÁNG TẠO
1. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.
2. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.
3. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học.
4. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nơi em ở.
5. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
6. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường.
III. ĐỌC
1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn 1, 2, 3 - TV3 -T2/trang 20, 21 – Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32 – Trả lời câu hỏi 2, 3, 4)
3. Tiếng đàn (TV3 -T2/trang 36, 37 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 4)
4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 44 - Trả lời câu hỏi 1, 2)
5. Cô gái nhỏ hóa ‘‘kình ngư’’ (TV3 -T2/trang 40 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 5)
6. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 51 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
7. Giọt sương (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 54 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 5)
8. Những đám mây ngũ sắc (TV3 -T2/trang 58, 59 - Trả lời câu hỏi 1, 3, 4)
9. Chuyện hoa, chuyện quả (TV3 -T2/trang 62 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4)
10. Mùa xuân đã về (Đoạn 1, 2- TV3 -T2/trang 66 - Trả lời câu hỏi 1, 2)
11. Cậu bé và mẩu san hô (Đoạn 1,2 - TV3 -T2/trang 106 - Trả lời câu hỏi 1, 2)
12. Cóc kiện Trời (Đoạn 1, 2 TV3 -T2/trang 120 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
IV. Đọc hiểu - KT Tiếng Việt
BÀI 1: “CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG” (trang 40-41 TV2)
Đọc hiểu:
Mức 1:
Câu 1: Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy?
a. Chú chăm chỉ gặm cỏ non
b. Chú chăm chú sửa soạn và mãi ngắm mình dưới dòng suối.
c. Chú trau chuốt lại bộ móng cho chắc.
Câu 2: Ngựa cha khuyên con điều gì?
a. Ngựa cha khuyên con đến bác thợ rèn kiểm tra bộ móng cho chắc.
b. Ngựa cha khuyên con cần tập luyện chăm chỉ.
c. Ngựa cha khuyên con chăm chỉ gặm cỏ để lấy sức.
Mức 2:
Câu 3: Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy trong rừng cùng ngựa con?
a. Chị em nhà hươu, thỏ trắng, thỏ xám.
b. Chị em nhà hươu, thỏ trắng.
c. Chị em nhà hươu, thỏ xám.
Câu 4: Cuộc đua đang diễn ra có chuyện gì xẩy ra với ngựa con?
a. Ngựa con bị kiệt sức không thể chạy được
b. Ngựa con dừng lại vì không muốn chạy.
c. Móng ngựa con bị rơi, gai đâm vào chân.
Câu 5: Vì sao ngựa con thua cuộc?
…………………………………………………………………………………................................
(Ngựa con thua cuộc vì ngựa con chủ quan không kiểm tra bộ móng trước khi cuộc đua diễn ra.)
Mức 3:
Câu 6: Nếu em là ngựa con, sau cuộc đua em sẽ nói gì với cha?
…………………………………………………………………………………................................
(Con sẽ không bao giờ chủ quan nữa cho dù đó là việc nhỏ nhất .)
Luyện từ và câu:
Mức 1:
Câu 1: Kết thúc câu khiến sử dụng dấu câu gì?
a. dấu chấm
b. dấu chấm hỏi
c. dấu chấm than.
Câu 2: Đặt dấu câu gì cuối câu sau: “Hát nữa đi, hoạ mi nhé “
a. dấu chấm than.
B. dấu chấm
c. dấu chấm hỏi
Câu 3: Cho các từ "hào hứng, saymê, vui vẻ” sau thuộc nhóm nào ?
a. Chỉ môn nghệ thuật
b. Chỉ dụng cụ tham gia hoạt động nghệ thuật
c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật.
Mức 2:
Câu 4: Khoanh vào câu khiến trong các câu sau:
A. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!
B. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!
C. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!
Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm?
A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch
B. sự bí mật, dẻo, thơm
C. tinh khiết, bát ngát, giản dị
Câu 6. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:
mắc cỡ | cảm động | tuyên dương |
khen ngợi | xúc động | xấu hổ |
Mức 3:
Câu 7: Đặt câu có chứa từ chỉ hoạt động nghệ thuật
……………………………………………………………………..
(Hoạ sĩ vẽ tranh rất đẹp)
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a.Để đạt kết quả cao trong kì thi, em đã nổ lực rất nhiều trong học tập.
……………………………………………………………………..
(Em đã nổ lực rất nhiều trong học tập để làm gì?)
b. Em chăm chỉ làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ dỡ vất vả.
…………………………………………………………………….
Câu 9: Chuyển các câu dưới đây thành câu khiến.
a. Chúng ta đi đá bóng.
…………………………………………………………………….
(Chúng ta hãy đi đá bóng nhé!)
b. Em làm bài tập toán số 2.
…………………………………………………………………….
Bài 2: BÀI TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI
Mức 1:
Câu 1: Ông Lê-ô-pôn đưa cho Mô-da bản nhạc ông viết tặng cho ai?
A. Con gái chủ rạp hát
B. Con gái ông
C. Một người khán giả
D. Con trai ông
Câu 2: Lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đã làm gì?
a. Đánh rơi bản nhạc
b. Nhảy múa
c. Hát
d. Vẽ tranh
Mức 2:
Câu 3: Vì sao Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông?
a. Vì mải chơi
b. Vì mải ngắm cảnh
c. Vì mải vẽ tranh
d. Vì mải hát hò
Câu 4: Sau khi đánh rơi bản nhạc, buồn bã quay về, Mô-da làm gì?
a. Coi như không có chuyện gì
b. Nhờ ông Lê-ô-pôn viết một bản nhạc mới
c. Xin lỗi ông Lê-ô-pôn
d. Viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi
Câu 5: Khi nghe con gái ông chủ rạp hát đàn, ông Lê-ô-pôn đã nhận ra điều gì?
a. Phát hiện ra đấy không phải là bản nhạc mà mình viết
b. Cảm thấy bản nhạc của mình thật là hay
c. Tự hào vể bản nhạc của mình
d. Ngạc nhiên khi con gái ông chủ rạp hát đàn được bản nhạc của mình
Mức 3:
Câu 6: Những người nghe đàn khen bản nhạc như nào?
a. Trong sáng, đáng yêu
b. Hào hùng
c. Nhẹ nhàng
d. Dễ nghe
Câu 7: Ông Lê-ô-pôn tin rằng sau này Mô-da sẽ trở thành người như nào?
a. Một họa sĩ giỏi
b. Một nghệ sĩ tài ba
c. Một nhà Toán học
d. Một nhạc sĩ lớn
Câu 8: Theo em Mô- da là người như thế nào?
……………………………………………………………………..
Luyện từ và câu:
Mức 1:
Câu 1: Cho từ “chuyền bóng” thuộc nhóm từ nào?
a. Chỉ dụng cụ thể thao
b. Chỉ môn thể thao
c. Chỉ hoạt động thể thao
Câu 2: Từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong câu”Chúng ta cùng hát lên nào!” là:
a. Chúng ta
b. cùng hát
c. nào
d. lên
Câu 3: Từ chỉ đặt điểm trong câu sau: "Chiếc áo của em trắng tinh”
A, trắng tính
b. chiếc áo
c. của
d. em
Câu 4: Câu nào sau đây là “câu khiến”
a. Chúng mình đi xem phim.
b. Chúng mình hãy đi xem phim nào!
c. Chúng mình có đi xem phim không?
Mức 2:
Câu 5: Cho câu: “Tuyệt quá!” thuộc câu gì?
a. Câu khiến.
b. Câu cảm
c. Câu hỏi
d. Câu kể
Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
a. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi Trưng Trắc và Trưng Nhị.
b. Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí thánh tài.
Mức 3:
Câu 7: Chuyển câu sau đây thành câu cảm: Bạn Lan hát hay
…………………………………………………………………………………………
(Bạn lan hát hay quá!)
Câu 8: Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm hoặc một câu khiến:
a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(Ôi, cảnh quê hương em đẹp quá!)
b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
(Chúng ta hãy giữ vệ sinh để quê hương chúng ta tươi đẹp nhé!)
Câu 9: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Học sinh trường em đã tham gia nhiều việc tốt để hưởng ứng lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.
b. Gia đình em gồm có 4 thành viên bố mẹ, em gái và em.
>> Tải file về máy để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các Đề thi, đề kiểm tra khác trên chuyên mục Đề thi lớp 3 góc Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo 2025
222,6 KB 10/04/2025 3:11:00 CHTải Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo PDF
10/04/2025 3:25:19 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Toán
- Tiếng Việt
- Học kì 1
- Giữa học kì 2
- Học kì 2
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 3 KNTT
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 3 CTST
- Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 3 Cánh diều
- Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3
- Đề cương ôn thi học kì 2 Tiếng Việt 3 KNTT
- Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 CTST
- Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 Cánh Diều
- Đề ôn thi học kì 2 Tiếng Việt 3 Cánh diều
- Đề ôn thi học kì 2 Tiếng Việt 3 KNTT
- Công nghệ
- Tiếng Anh
- Tin học
- Thi HSG
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 3
Bộ đề ôn thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập học kì 2 Toán lớp 3 sách Cánh Diều năm 2025
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Anh 3 Global Success năm 2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Cánh Diều năm 2025
Đề cương ôn tập học kì 2 Tiếng Anh lớp 3 Global Success năm 2025
Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 3 Cánh Diều năm 2025