Đáp án đề thi thử đánh giá năng lực 2024

Đề thi thử đánh giá năng lực 2024 - Đề tham khảo đánh giá năng lực 2024 là một trong những nội dung quan trọng được rất nhiều thí sinh quan tâm để nắm được cấu trúc đề đánh giá năng lực 2024 cũng như những nội dung kiến thức quan trọng cần ôn tập để vượt qua kì thi đánh giá năng lực. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024 cùng với mẫu đề tham khảo đánh giá năng lực 2024 của đại học Quốc gia TP HCM và đại học Quốc gia Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024

Chiều ngày 09/01/2024, Đại học Quốc gia TP.HCM đã công bố đề thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM. Cấu trúc và độ khó đề thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM giữ ổn định như các năm.

Cụ thể, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, với ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.

Chi tiết cấu trúc bài thi minh họa Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM như sau:

Nội dung

Số câu

Thứ tự câu

Phần 1: Ngôn ngữ

1.1. Tiếng Việt

20

1 - 40

1.2. Tiếng Anh

20

Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu

2.1. Toán học

10

41 - 70

2.2. Tư duy logic

10

2.3. Phân tích số liệu

10

Phần 3: Giải quyết vấn đề

3.1. Hóa học

10

71 - 120

3.2. Vật lý

10

3.3. Sinh học

10

3.4. Địa lý

10

3.5 Lịch sử

10

Đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp HCM 2024

Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia 2024, mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp HCM

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tê-lê-mác là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê).

B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).

C. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).

D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).

Câu 2: Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội?

A. Truyền thuyết.

B. Thần thoại.

C. Truyện thơ.

D. Chèo.

Câu 3: Dòng nào sau đây trong tác phẩm Truyện Kiều không cùng cấu trúc với những dòng còn lại?

A. Lệ tràn thấm khăn.

B. Quạt ước chén thề.

C. Trâm gãy bình tan.

D. Thịt nát xương mòn.

Câu 4: “Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)

Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?

A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác.

B. Sống xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

C. Sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.

D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn.

Câu 5: “Gió bấc trở về tim bỗng lạnh
Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?
Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại
Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.

(Quang Dũng, Trở rét)

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ thứ hai của đoạn thơ trên?

A. So sánh, nhân hóa.

B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.

C. Hoán dụ, câu hỏi tu từ.

D. Liệt kê, hoán dụ.

Câu 6: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài cả đời khổ sở vì mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng có lúc bà cảm thấy thật vui. Đó là khi nào?

A. Khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ.

B. Khi con cái được đến trường.

C. Khi nhìn các con được ăn no.

D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.

Câu 7: Câu nào sau đây thể hiện đúng hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân?

A. Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.

B. Một người lao động ngang tàng, không sợ hiểm nguy.

C. Một người lao động dũng cảm, có phẩm chất nghệ sĩ.

D. Một người lao động yêu mến, gắn bó với thiên nhiên.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây viết đúng chính tả?

A. ráo riết.

B. trong trẽo.

C. mải miếc.

D. xuất sứ.

Câu 9: Câu nào sau đây có lỗi chính tả?

A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.

B. Ông ta luôn chê trách những hành động thiếu văn minh nơi công sở.

C. Ông ta luôn chỉ trích những ý tưởng sai lầm của lảnh đạo.

D. Ông ta luôn gièm pha thành công của người khác.

.........................

Chi tiết đề thi mẫu đánh giá năng lực 2024 mời các bạn xem trong file tải về.

Đáp án đề mẫu thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM 2024

1. A

2. D

3. A

4. A

5. B

6. C

7. C

8. A

9. C

10. A

11. C

12. A

13. B

14. A

15. A

16. A

17. D

18. A

19. B

20. B

21. C

22. B

23. A

24. B

25. C

26. B

27. C

28. A

29. B

30. C

31. D

32. B

33. B

34. D

35. C

36. C

37. B

38. A

39. D

40. B

41. D

42. C

43. C

44. B

45. D

46. D

47. B

48. C

49. C

50. A

51. B

52. D

53. C

54. C

55. A

56. D

57. D

58. C

59. D

60. A

61. B

62. D

63. C

64. D

65. I

66. D

67. B

68. D

69. B

70. A

71. B

72. C

73. D

74. B

75. A

76. A

77. A

78. A

79. B

80. A

81. A

82. B

83. C

84. D

85. A

86. D

87. A

88. C

89. C

90. B

91. A

92. B

93. A

94. D

95. A

96. A

97. A

98. A

99. A

100. C

101. A

102. B

103. A

104. D

105.B

106.C

107. A

108. C

109. C

110. C

111. A

112. D

113. B

114.D

115. A

116. D

117. B

118. B

119. D

120. B

Đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Kỳ thi Đánh giá năng lực dự kiến tổ chức với quy mô khoảng 10.000 thí sinh chia thành 6 đợt/năm, trong đó, đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 8-9.5.2021 đến hết tháng 7.2021.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông sẽ gồm 3 nhóm năng lực chính: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá khoa học (tự nhiên-xã hội) và ứng dụng công nghệ theo hướng cá thể hóa.

Bài thi gồm 150 câu hỏi, trong đó có 50 câu hỏi thuộc tư duy định lượng, 50 câu hỏi tư duy định tính, 50 câu hỏi trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Thời lượng làm bài thi là 195 phút.

Khi làm bài thi đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông, thí sinh phải thực hiện tuần tự từ phần 1 (định lượng) đến phần 2 (định tính) rồi sang phần 3 (khoa học). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh không thể quay trở lại làm các câu hỏi của phần 1.

Đề thi mẫu đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội 2021

Đề thi mẫu đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội 2021

Đề thi mẫu đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội 2021

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 17.678
0 Bình luận
Sắp xếp theo