Cách trích dẫn văn bản pháp luật

Cách trích dẫn văn bản pháp luật. Trích dẫn pháp luật là điều quan trọng, cần thiết trong khi trình bày các vấn đề liên quan đến pháp luật, là cơ sở pháp lý để mọi người căn cứ vào đó mà hành động. Cùng Hoatieu.vn tham khảo cách trích dẫn văn bản pháp luật, phương pháp viện dẫn văn bản pháp luật nhé.

1. Quy định viện dẫn là gì?

Viện dẫn, trích dẫn văn bản  là đưa ra, dẫn ra để minh hoạ hoặc làm chỗ dựa cho lập luận theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, khi chúng ta đưa ra một quan điểm, ý kiến nào đó chúng ta cần có dẫn chứng để bảo vệ cho luận điểm của mình, lúc này, người đưa ra quan điểm cần viện dẫn các chứng cứ, số liệu để làm căn cứ chứng minh ...

2. Cách trích dẫn văn bản pháp luật

Dưới đây là cách viện dẫn văn bản pháp luật theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Công tác văn thư:

- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh);

Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Công tác văn thư, thì:...

- Trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

Ví dụ: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Bên cạnh đó khi viện dẫn chương, điều luật trong các văn bản pháp luật thì bạn cũng thực hiện theo cách trên. Trong đó: Các bạn cần viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều

Ví dụ: Với lần đầu tiên trích dẫn thì các bạn ghi cụ thể: Tại Chương I/Điều... Nghị định abc ngày...tháng...năm của Chính phủ về...

3. Ví dụ trích dẫn văn bản pháp luật

Cách trích dẫn văn bản pháp luật

Sau đây, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc ví dụ minh họa việc trích dẫn văn bản pháp luật:

Điều 12 Nghị định Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định những người ra đường không cần thiết sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

4. Thứ tự sắp xếp các văn bản pháp luật

Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ngày ngày 22 tháng 6 năm 2015 thì hiệu lực của các loại văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3.  Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8.  Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trên đây, Hoatieu.vn vừa nêu các quy định về trích dẫn văn bản pháp luật. Để bài viết của mình tăng tính chuyên nghiệp thì các bạn nên áp dụng các quy định này. Tuy nhiên quy định này được ban hành trong công tác văn thư, khi soạn thảo các văn bản hành chính. Các bạn làm luận văn hay viết bài đều có thể áp dụng mà không phải là bắt buộc

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật, của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 4.094
0 Bình luận
Sắp xếp theo