Lập di chúc như thế nào cho hợp pháp?
Thủ tục lập di chúc
Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời, hoatieu.vn xin gửi đến các bạn tóm tắt những yếu tố pháp lý sung quanh việc lập di chúc và các quy định của pháp luật về việc lập di chúc.
I. Các điều kiện để di chúc hợp pháp
1. Điều kiện về người lập di chúc
- Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 BLDS, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.
- Các trường hợp ngoại lệ:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
2. Điều kiện về người nhận di sản
- Theo quy định tại Điều 643 BLDS, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.
3. Hình thức của di chúc
- Theo quy định tại Điều 649 và Điều 650 BLDS, di chúc có thể có các hình thức sau:
- Di chúc bằng miệng;
- Di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản, có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
4. Nội dung của di chúc
- Nếu di chúc được lập thành văn bản, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 652 và Điều 653 BLDS, di chúc hợp pháp phải bao gồm các nội dung sau:
- Ngày tháng năm lập di chúc;
- Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,...) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Chỉ định các nghĩa vụ và người thực hiện nghĩa vụ nếu có.
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
5. Thời hạn của di chúc
- Đối với di chúc bằng miệng: theo quy định tại khoản 2 Điều 651: sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
- Đối với di chúc bằng văn bản: theo quy định tại Điều 662 và Điều 664 BLDS, di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu bản di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung di chúc cũ thì chỉ phần bị sửa đổi, bổ sung mới bị mất hiệu lực.
6. Hiệu lực của di chúc
- Theo quy định tại Điều 667 BLDS:
- Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế;
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
- Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
II. Các phương thức lập di chúc
1. Lập di chúc bằng miệng
- Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 649, Điều 651 và khoản 5 Điều 652 BLDS.
- Điều kiện có hiệu lực: theo quy định tại Điều 651 BLDS: khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Theo khoản 5 Điều 652, việc di chúc miệng này do người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
2. Lập di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng
- Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 655 BLDS, người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào từng trang của bản di chúc.
- Điều kiện có hiệu lực: các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
3. Lập di chúc bằng văn bản, có người làm chứng
a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
b. Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của người làm chứng, quy định tại Điều 654 BLDS, bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
4. Lập di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
a. Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 657 BLDS, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
b. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn: theo quy định tại Điều 658 BLDS, bao gồm các bước sau:
- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố;
- Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
- Trường hợp ngoại lệ: lập di chúc tại chỗ ở theo yêu cầu của người lập di chúc, được quy định tại Điều 661 BLDS.
c. Điều kiện có hiệu lực: thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc và các điều kiện của công chứng viên, quy định tại
Điều 659 BLDS, bao gồm những người không thuộc những trường hợp sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
III. Các vấn đề liên quan
1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Theo quy định tại Điều 669 BLDS:
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo quy định tại Điều 670 BLDS:
Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
- Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
3. Di tặng
Theo quy định tại Điều 671 BLDS:
Điều 671. Di tặng
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
IV. Các thủ tục về di chúc
1. Thủ tục công chứng di chúc
Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
- Bản sao GCNQSH, GCNQSD hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc QSD đất. Nếu tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.
- Thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 658 BLDS.
2. Thủ tục khai nhận di sản theo di chúc
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ tường trình về quan hệ nhân thân theo mẫu;
- Bản di chúc;
- Giấy tờ chứng minh QSD đất, QSH tài sản của người để lại di sản nếu pháp luật có yêu cầu,
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ tùy thân của người khai nhận thừa kế, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người chết và người nhận di sản.
- Chia sẻ:Phạm Thu Hương
- Ngày:
Lập di chúc như thế nào cho hợp pháp? (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu đơn xin từ chức Tổ trưởng tổ dân phố 2024
-
Mẫu đơn xin đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung 2024 mới nhất
-
Top 17 Mẫu giấy mời 2024 mới nhất
-
Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 2024
-
Mẫu CT04: Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả 2024
-
2 Mẫu phiếu khám chuyên khoa 2024
-
05 Mẫu thông báo phạt nhân viên mới nhất 2024
-
Báo cáo thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
-
Kế hoạch sinh hoạt chi bộ 2024 (3 mẫu)
-
Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu 08b: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành tại Kho bạc 2024
Mẫu theo dõi, tổng hợp kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với người quản lý
Mẫu kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình 135
Mẫu chứng chỉ hành nghề biên tập
Mẫu giấy chứng nhận điểm thi hành nghề kế toán
Mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp liên doanh
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến