Những điều cần lưu ý khi vay tiền mua nhà
Hiện nay nhu cầu vay mua nhà của khách hàng đang rất lớn, giá bất động sản vừa phải cùng các chính sách ưu đãi từ phía ngân hàng là điều kiện tốt để khách hàng sở hữu căn nhà mơ ước. Dưới đây là một số lưu ý trước khi vay tiền mua nhà các bạn nên biết để khoản vay không trở thành một gánh nặng trong tương lai.
Những lưu ý quan trọng trước khi vay mua nhà
Vay ngân hàng mua nhà là một trong những cách phổ biến hiện nay để giúp các gia đình mua được ngôi nhà mong muốn khi vẫn chưa tích góp được đủ số tiền cần thiết. Các ngân hàng đưa ra rất nhiều gói cho vay mua nhà khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dân, với lãi suất đa dạng và thời gian trả góp có thể lên tới 15 - 20 năm.
Những lưu ý khi vay mua nhà
Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất cho vay mua nhà là cơ hội để khách hàng sở hữu căn nhà mong ước. Khoản tiền vay mua nhà không phải là khoản tiền nhỏ, do đó để khoản vay được hiệu quả bạn nên lưu ý một số điều sau:
1. Tính toán khả năng tài chính
Người vay mua nhà phải tính thật cặn kẽ thu nhập thường xuyên và chi phí sinh hoạt của cả gia đình trước khi xác định khoản vay. Điều này sẽ giúp khách hàng kiểm soát được khả năng chi trả cho khoản vay trả góp của mình. Tốt nhất, bạn cần lên kế hoạch thu nhập và chi tiêu từ trước để đảm bảo có đủ tiền trả nợ vay cho ít nhất 6 tháng tiếp theo.
Không nên vay quá nhiều: Mặc dù hiện nay nhiều ngân hàng cho phép vay lên tới 80% giá trị bất động sản, nhưng thông thường chỉ nên vay dưới 40% tổng giá trị căn nhà định mua. Như vậy bạn sẽ chủ động được khoản phải trả, cũng như hạn chế được áp lực trả nợ.
Ngoài ra đừng quên tìm đến sự hỗ trợ tài chính từ phía gia đình và người thân trước khi quyết định gõ cửa ngân hàng.
2. Tìm hiểu thông tin về dự án và chủ đầu tư
Việc làm này là cần thiết để người vay mua nhà với những dự án chưa hoàn thiện xong giảm thiểu được rủi ro về mặt tài sản. Cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan tới dự án và đối chiếu với thông tin từ Sở Xây dựng, Sở quy hoạch kiến trúc, Sở tài nguyên môi trường. Tìm hiểu các thông tin xung quanh dự án cũng như năng lực của chủ đầ tư để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ.
Hiện có một vài dự án bất động sản chết, khách hàng đặt cọc mua nhà nhưng dự án không hoạt động nữa, tìm hiểu ra mới biết chủ dự án xây dựng không phép nên bị cấm thi công, lúc này chủ dự án đã bỏ trốn khách hàng khó có cơ hội lấy lại tiền đã đặt cọc.
3. Tìm hiểu các chương trình ưu đãi vay mua nhà từ ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có những sản phẩm cho vay riêng biệt với các mức ưu đãi khác nhau. Điều cần làm là phải tìm hiểu càng nhiều chương trình cho vay càng tốt đề tìm ra sản phẩm có mức ưu đãi tốt nhất. Đặc biệt có nhiều dự án riêng biệt được hỗ trợ lãi suất rất tốt từ phía ngân hàng như dự án Novaland, Goldmark City, Thảo Điền...
Hiện nay nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất rất thấp, tuy nhiên mức lãi suất này chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, lãi suất áp dụng cơ bản thường bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng thêm biên độ 2 - 4%. Ngoài ra nhiều ngân hàng cố định lãi suất ưu đãi lên tới 3 năm nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng. Tùy vào nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn cho mình gói vay phù hợp.
4. Đọc kỹ hợp đồng vay vốn
Trước khi ký vào hợp đồng vay vốn cũng như hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư, cần phải tìm hiểu kỹ từng hạng mục và trong trường hợp cần thiết, hãy tham khảo ý kiến luật sư để bảo đảm bạn đã hiểu tất cả nội dung của hợp đồng.
Những nội dung cần phải để ý trong hợp đồng vay vốn là khoản chi phí trả nợ trước hạn. Có khách hàng quy định phí thanh lý hợp đồng trước hạn là 4% nhưng cũng có ngân hàng miễn phí này. Ngoài ra, khách hàng cũng cần nắm được phí phạt nếu trả chậm.
5. Khảo sát về giá
Có 2 dạng đối với căn hộ chung cư hiện nay đó là dự án đang xây và được rao bán hoặc dự án đã đi vào hoạt động. Nếu như bạn đang tìm hiểu một chung cư hoàn thiện và có người ở, để khảo sát giá, hãy tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn hoặc website tin cậy. Hoặc nếu không, cũng có thể đến trực tiếp khu chung cư và hỏi những người sống xung quanh.
Với trường hợp muốn mua nhà trả góp tại một dự án vẫn đang xây thì hãy tìm hiểu thông tin trên các trang web về bất động sản uy tín. Hoặc liên hệ trực tiếp với bên chủ đầu tư để được tham khảo về giá và đưa ra quyết định tiết kiệm nhất.
6. Thời gian và khoảng cách
Cụ thể là khoảng cách từ dự án đến trung tâm thành phố, các dự án cách trung tâm dưới 15 phút chạy xe thường được ưa thích nhất và bán chạy hơn so với các dự án khác không thuận tiện vào trung tâm. Giao thông quanh khu vực bạn ở có thuận tiện không.
7. Môi trường và hạ tầng tiện ích
Căn nhà bạn vay mua có thể là nơi bạn dành cả phần đời của mình và có thể là cả con cháu, nên cần phải dành thời gian nghiên cứu thật kỹ môi trường sống ở đó. Những nơi có môi trường sống kém như: Ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, mật độ dân cư quá đông… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bạn và gia đình.
Bãi đỗ xe
Từng có nhiều tin tức về tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư xung quanh câu chuyện phí gửi xe cũng như chỗ đỗ xe. Để tránh điều này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu kỹ hợp đồng và thảo luận với chủ đầu tư về chủ đề này, đồng thời quan tâm đến tiêu chuẩn gửi xe (mỗi căn hộ được gửi tối đa bao nhiêu xe máy, bao nhiêu ô tô…) tránh việc phải gửi xe cách xa chỗ ở.
Phí chung cư
Người đi vay mua nhà giá rẻ cần tìm hiểu các loại phí chung cư cần phải trả hàng tháng có phù hợp không, xem xét khoản phí nào quá cao hoặc không rõ ràng. Bởi khi bạn vay vốn mua nhà chung cư, mỗi tháng bạn đều mất một khoản trả gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời còn là các loại phí chung cư, tránh vượt quá khả năng chi trả hàng tháng.
Phong thủy nhà
Nên chọn nhà có hướng tốt và phù hợp với mệnh của bạn để đảm bảo cuộc sống của bạn được yên ấm và hạnh phúc trọn vẹn. Tùy vào tuổi và nhu cầu, sở thích của chủ nhà mà lựa chọn hướng nhà phù hợp.
Hướng nhà Đông Nam được khá nhiều người lựa chọn bởi sẽ được hưởng nắng ấm vào buổi sáng và tránh được nắng gắt của buổi chiều, đón gió mát trong mùa hè, khuất gió vào mùa đông.
8. Kinh nghiệm vay mua nhà
Khách hàng có nhu cầu vay mua nhà chung cư trả góp hay vay mua nhà nội thành Hà Nội hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm vay mua nhà dưới đây, chúng đều hữu ích và vô cùng cần thiết.
Nên vay mua nhà bao nhiêu để khoản nợ trong tầm kiểm soát?
Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính: Khi vay ngân hàng để mua nhà chỉ nên vay ở mức 50% - 60% giá trị căn nhà để đảm bảo khả năng trả nợ tốt nhất trong dài hạn.
Ví dụ: Bạn muốn mua căn nhà giá trị 1,6 tỷ thì số tiền tối đa bạn nên vay = 1,6 tỷ đồng x 60% = 0,96 tỷ đồng. Đây là số tiền bạn có thể ước lượng vay được nhưng bên cạnh đó để cân đối được khả năng trả nợ trong tầm tay thì bạn còn phải tính số tiền vay dựa trên tổng thu nhập của gia đình hiện nay. Bởi với số tiền vay, với thời gian vay và lãi suất có thể tính ra số tiền bạn cần phải trả một tháng khoảng bao nhiêu. Nếu số phải trả cộng với khoản chi tiêu tối thiểu của gia đình mà đang vượt thu nhập thì bạn nhất định phải cân nhắc lại giá trị căn nhà có thể thấp hơn dự tính mua ban đầu.
Theo ví dụ trên, với số tiền cần vay 960 triệu, lãi suất ước tính 15%, thời hạn vay 20 năm và trả nợ theo phương thức số tiền trả hàng tháng cố định thì số tiền phải trả hàng tháng khoảng 16 triệu. Theo đó mức thu nhập của gia đình bạn ít nhất khoảng 25 triệu/tháng, trong đó số tiền chi tiêu tối thiểu hàng tháng từ 7 - 9 triệu đồng tùy gia đình có hoặc chưa có con nhỏ. Như vậy tổng mức thu nhập hàng tháng nhỏ hơn 25 triệu thì bạn nên cân nhắc mua căn nhà có giá trị thấp hơn để có thể đảm bảo khả năng trả nợ trong tầm tay.
Như vậy, việc tính toán số tiền nên vay để mua nhà mà không quá áp lực về khả năng trả nợ dài hạn cũng không quá khó, vì thế trước khi quyết định vay bao nhiêu tiền cần phải tìm hiểu và tính toán thật kỹ để luôn luôn trong thế chủ động trả nợ.
7 sai lầm cần tránh khi vay mua nhà
Dưới đây là danh sách 7 sai lầm mà bạn cần phải tránh nếu không muốn “cầm dao đằng lưỡi” trong quá trình vay mua nhà:
1. Mua nhà là nghĩ ngay đến việc vay đi ngân hàng
Có thể bạn sẽ phải vay mua nhà tại ngân hàng tuy nhiên nếu là một người uy tín, và có quan hệ tốt với nhiều người, bạn hoàn toàn có thể hỏi vay người thân, bạn bè để đỡ đần một phần nào đó thay vì cứ chăm chăm đi vay tất cả số tiền cần thiết từ ngân hàng.
Khi vay mượn từ bạn bè và người thân bạn sẽ có thể sẽ được trả lãi suất thấp hoặc thậm chí miễn lãi.
2. Không hề quan tâm đến thị trường
Có thể bạn nghĩ điều này không thật sự quan trọng, tuy nhiên đôi khi việc xem xét thị trường tài chính, biết thêm các biến động tăng giảm lãi suất của các ngân hàng, các chính sách, gói vay mua nhà ưu đãi (gói 30 nghìn tỷ vừa qua chẳng hạn) sẽ giúp bạn có cơ hội sở hữu được căn nhà một cách dễ dàng nhất mà không tốn quá nhiều sức lực.
3. Vay mua nhà khi chưa có đủ số vốn cần thiết trong tay
Trên lý thuyết, các ngân hàng có thể cho vay tới 70 - 80% giá trị căn nhà. Như vậy ít nhất bạn phải đang có sẵn 20 - 30% số tiền trong tay.
Tuy nhiên nhiều người vẫn sẵn sàng mua nhà khi trong tay chẳng có đồng nào. Điều này dẫn đến việc không đủ khả năng trả nợ ngân hàng, rất nhiều trường hợp phải bán căn nhà để tính phương án thanh lý khoản vay với ngân hàng do không thể kham nổi.
Các chuyên gia tài chính khuyên chỉ nên vay mua nhà với số tiền khoảng 30 - 40% giá trị ngôi nhà, nhằm đảm bảo bạn vẫn còn dư dả tiền sinh hoạt cũng như không rơi vào “bẫy lãi suất” khi đi vay. Nếu muốn vay quá 50% giá trị ngôi nhà, thu nhập của bạn phải thực sự “mạnh”, miễn sao tổng chi phí trả lãi ngân hàng không chiếm quá 40% thu nhập tháng.
4. Vay được càng nhiều thì càng tốt
Bạn đi vay mua nhà với 40 - 50% giá trị căn nhà muốn mua trong khi với điều kiện của mình, bạn chỉ cần có 20% là đủ. Có thể 20 - 30% đó bạn tính vay thêm để sắm sửa đồ đạc, đồ dùng gia đình, hoặc chi tiêu vào việc khác tuy nhiên điều đó là không thực sự cần thiết.
Việc vay thêm tiền từ ngân hàng chỉ khiến cho số tiền bạn trả hàng tháng cho ngân hàng càng nhiều thêm mà thôi. Trong khi đáng ra số tiền trả lãi hàng tháng cho 20 - 30% vay mua nhà thêm đó bạn có thể dùng để sắm sửa đồ dùng và dùng vào việc khác rồi.
Bạn nên khôn ngoan và lựa chọn vay trong mức khả năng tài chính mình cho phép, bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào cuộc sống có thể đẩy bạn vào một hoàn cảnh tài chính khó khăn, như bị nghỉ việc hoặc gặp một vấn nạn về sức khỏe.
5. Luôn chọn mức lãi suất thấp nhất
Khi đi vay mua nhà, tâm lý khách hàng thường chỉ để ý đến lãi suất và số tiền được vay. Tuy nhiên đôi khi lãi suất thấp chưa chắc số tiền phải đóng hàng tháng sẽ nhỏ. Bạn phải thuộc lòng quy tắc vàng – vốn cố định nhưng lãi vay mà ngân hàng đưa ra thường là lãi suất thả nổi.
Hiện nay nhiều ngân hàng chào lãi suất ưu đãi hấp dẫn 7-8% một năm nhưng chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Sau đó, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng thêm 3 - 4% tùy từng ngân hàng. Do vậy trước khi vay mua nhà phải xem kỹ lãi suất thay đổi cho các năm sau theo hợp đồng tín dụng.
6. Không đọc kỹ hợp đồng vay vốn
Trước khi ký hợp đồng bạn phải đọc kỹ, chỗ nào không hiểu nên hỏi, trên hợp đồng cũng có quy định như vậy. Điều này để tránh những hiểu lầm đáng tiếc giữa hai bên.
Khi cầm bản hợp đồng vay mua nhà trên tay, bạn phải suy xét thật kỹ lưỡng từng điều khoản trên hợp đồng như lãi suất, kỳ hạn, hạn mức, cách thức tính lãi, ưu đãi… Đặt ra những trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện, dựa vào điều kiện công tác và làm việc của bạn. Như vậy mọi giải đáp được thắc mắc và rõ ràng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có.
Và nên nhớ một điều rằng đôi khi những từ in đậm nhỏ bé tí trong hợp đồng cũng có thể khiến cuộc sống của bạn lao đao sau này.
7. Nợ nhưng không cố gắng tất toán trước hạn
Khi vay mua nhà rồi vẫn nhởn nhơ, không nỗ lực và chăm chỉ làm việc để kiếm thêm tiền trả nợ, điều này không những khiến khoản nợ của bạn bị kéo dài mà còn có khả năng trả nợ chậm và chịu phạt từ ngân hàng. Bạn có biết rằng đôi khi những món nợ có thể khiến bạn mệt mỏi hơn nhưng lại mang đến những động lực làm việc không tưởng.
Bạn cũng nên lưu ý kỹ điều khoản tất toán trước hạn khi vay ngân hàng bởi đây là việc bạn nên làm để giảm bớt gánh nặng tài chính. Phần lớn các khách hàng vay mua nhà đều không cần đủ thời gian vay ban đầu để trả hết nợ. Đừng tiếc tiền phí trả trước hạn!
Thủ tục vay mua nhà
Để vay mua nhà tại ngân hàng bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ cần thiết như sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng)
- Hợp đồng mua bán nhà có công chứng/Chứng thư định giá
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn khác phù hợp với mục đích vay mua nhà hoặc vay bù đắp tài chính.
- CMND/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú của người vay và của bên bảo lãnh
- Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân
- Giấy tờ chứng minh thu nhập
- Giấy tờ về tài sản bảo đảm (Nếu có)
Nhìn chung, mặc dù hồ sơ vay mua nhà ngân hàng khá phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho khách hàng cá nhân.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Những điều cần lưu ý khi vay tiền mua nhà
174,6 KB 31/07/2019 2:37:00 CHGợi ý cho bạn
-
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
-
Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng 2024
-
Mẫu giấy giới thiệu lấy sổ phụ ngân hàng, giấy báo nợ, báo có 2024
-
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 2024
-
Phí dịch vụ internet banking của Techcombank 2024
-
04 Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng 2024
-
Giờ làm việc Vietcombank 2024
-
Hướng dẫn cách rút tiền không cần thẻ 2024
-
Sổ tiết kiệm là gì?
-
Mẫu giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến