Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học

Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết những bí quyết giữ trật tự trong lớp học để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những bí quyết giữ trật tự, kỷ luật của học sinh trong lớp học. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết những bí quyết giữ trật tự trong lớp học tại đây.

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Báo cáo tự đánh giá trường tiểu học

Làm thế nào để học sinh giữ trật tự trong giờ học luôn là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. Việc học sinh giữ trật tự trong lớp sẽ giúp giáo viên giảng bài tốt hơn, tránh tình trạng giáo viên giảng bài mà học sinh lại không nghe. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng nắm được cách giữ trật tự trong lớp học sao cho hiệu quả nhất. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô các xử lý tình huống học sinh mất trật tự trong lớp cũng như các bí quyết giữ trật tự trong lớp học hiểu quả để có thể tập trung giảng bài một cách tốt nhất.

Cách giữ trật tự trong lớp học

Cho học sinh bình nhật, theo dõi chéo nhau

"Cho tổ trưởng theo dõi cả tổ, ai nói chuyện nhiều trừ 1 điểm, ăn quà, nói tục đi muộn không đeo khăn quàng.... Nhưng phát biểu đúng cộng điểm, cuối buổi học lớp trưởng lên bình nhật, các tổ trưởng đọc điểm cộng, điểm trừ của tổ bạn, tổ nào trừ nhiều điểm sẽ phải trực nhật tưới cây." Việc theo dõi này sẽ giúp giáo viên biết được học sinh nào đang có khuyết điểm hay nghịch ngợm nhiều, để giáo viên có cách xử lí và theo dõi một cách hợp lí. Giúp học sinh có tính lành mạnh trong học tập giúp dỡ bạn bè làm tăng thêm tinh thần học tập để không học sinh nào bị yếu kém và bỏ lại phía sau. Mỗi giờ học, bạn cần tuyên dương học sinh tốt hay có tiến bộ có nền nếp và nhắc nhở nhóm chưa làm tốt nội quy lớp học. Cứ như vậy sau ba tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi."

Theo như chia sẻ của giáo viên này thì phương pháp này không chỉ giúp học sinh vừa ngoan mà lại hăng say phát biểu. Đầu năm dù rằng lớp rất nghịch, nhưng chỉ 1 tháng hè là vào nề nếp luôn, học sinh rất thích lúc cuối giờ được bình nhật và sung sướng khi tổ mình nhất, từ đó phấn đấu hơn nữa.

Kể chuyện hài cho học sinh

Thực ra càng quát nạt thì trẻ càng ương bướng. Hãy cố gắng tìm ra một ưu điểm nào đó để khen các con. Đứa trẻ nghịch ngợm thường rất cá tính. Dù khôn thế nào cũng là trẻ con. Gõ thước ầm ầm sẽ không tác dụng, mắng mỏ quát nạt cũng không tác dụng. Chỉ còn cách nêu tấm gương điển hình mới thu phục được chúng.

Kể chuyện hài cho học sinh nghe, chính là một trong những kinh nghiệm mà giáo viên nên biết. Khi các con tập trung rồi cô sẽ dừng kể và ra điều kiện. Nếu trật tự nghe giảng học xong thì sẽ kể tiếp. Cách này sẽ lầm cho học sinh có hứng thú và tập trung hơn khi nghe câu chuyện của bạn, là một phương pháp hiệu quả nếu bạn muốn cả lớp im lặng và chú ý tới câu chuyện của bạn. Đôi khi chúng ta cũng phải cần lắng nghe và hiểu chúng cần gì, không cần thiết phải to tiếng hay nổi giận với chúng. Chơi trò ngàn lẻ một đêm với trẻ rất vui và hiệu quả đấy.

Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học

Phân chia nhóm học tập

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau. Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.

Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc ghép bàn tạo các nhóm 4 em… Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học, điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm, luân phiên chỉ định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.

Những bí quyết giữ trật tự trong lớp

Tài liệu được soạn theo một bài viết của Thomas R. McDaniel, nhan đề "A Primer on Classroom Discipline: Principles Old and New" (có điều chỉnh chút ít để hợp với Việt Nam).

1. Làm cho học sinh chú ý

Trước khi bạn bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố giảng dạy khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý.

Các thầy cô ít kinh nghiệm đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ yên. Đôi khi cách này có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em không để tâm và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài.

Phương pháp chú ý có nghĩa là bạn đòi các em phải chú ý trước khi bắt đầu, nghĩa là bạn sẽ đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên. Các thầy cô có kinh nghiệm biết rằng đứng im không nói gì cả là điều rất hiệu quả. Họ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng vừa đủ nghe.

Một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường cũng làm cho lớp học im lặng hơn là một thầy cô lớn giọng. Học sinh sẽ ngồi im để lắng nghe.

2. Nói thẳng, nói cách trực tiếp

Kỹ thuật nói thẳng là bắt đầu mỗi lớp học bằng cách nói thẳng cho học sinh biết điều gì sẽ xảy ra. Thầy cô cho học sinh biết là mình và các em sẽ làm gì trong giờ học này và giới hạn thì giờ cho mỗi việc làm trong lớp.

Cách tốt nhất là dùng chung với cách thứ nhất ở trên bằng cách cho các em một ít phút vào cuối tiết học để làm những gì các em thích. Thầy cô có thể kết thúc việc liệt kê các việc làm trong lớp thế này: "Nếu các em làm theo thầy/cô nói, thầy/cô nghĩ rằng chúng ta sẽ có một ít phút vào cuối tiết học để các em chơi trò chơi, giải trí, nghe chuyện, nói chuyện..."

Làm như thế, thầy cô biết rằng mình có đủ thì giờ để chờ các em im lặng mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Chẳng bao lâu, các học sinh cũng nhận ra rằng thầy cô càng đợi lâu để bắt đầu lớp học thì các em càng có ít thì giờ tự do ở cuối tiết học.

3. Quan sát

Điểm chính yếu của phương pháp này là đi vòng vòng. Đứng lên và đi vòng lớp học khi các em đang học hay làm bài để xem các em làm ra sao.

Một thầy cô giỏi sẽ rảo qua cả lớp học trong vòng hai phút sau khi các em bắt đầu làm bài, để kiểm soát xem các học sinh có làm đúng trang và đề tên mình trên trang ấy không. Kiểm soát xem có học sinh nào không hiểu đầu bài để có thể giải thích cho em rõ ràng hơn. Nhờ vậy những em lơ là hay chậm hiểu có thể bắt kịp và những em đang lơ là chú ý hơn. Tuy nhiên thầy cô không cắt ngang lớp học để loan báo điều gì trừ khi thấy có một ít em có cùng một trở ngại. Khi ấy thầy cô nên giải thích cách nhỏ nhẹ cho các em.

4. Làm gương

Các thầy cô nào tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ chức làm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Thầy cô nào mà "lời nói không đi đôi với việc làm" sẽ là cái cớ cho học sinh dễ vô kỷ luật.

Nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp của bạn thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.

5. Dùng dấu hiệu

Khi tôi còn nhỏ, các thầy dạy tôi thường dùng thước kẻ gõ trên bàn khi muốn chúng tôi chú ý. Có nhiều dấu hiệu thầy cô có thể dùng trong lớp, như dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào em nào vô kỷ luật. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học cách kỹ lưỡng và bỏ thì giờ ra giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.

6. Làm chủ môi trường

Một lớp học phải được trang trí làm sao để các em hứng thú khi học.

Vì vậy các thầy cô phải mang theo mình đồ nghề để tạo nên bầu không khí mới mẻ trong mỗi lớp học cho phù hợp với bài học mình dạy. Đôi khi thầy cô nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh. Phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi thầy cô là một điều thích thú. Càng biết và mến yêu thầy cô nhiều, các em càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật, không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô buồn.

7. Can thiệp một cách ôn tồn

Hầu hết các học sinh bị gửi lên ban giám hiệu vì cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Tình trạng này xảy ra vì các thầy cô nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề nên thầy trò trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế nếu chúng ta bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một vị thầy.

Một thầy cô giỏi phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm để mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vòng lớp học, tiên liệu những gì có thể xảy ra trườc khi nó xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là.

Trong lúc giảng bài, thầy cô hãy dùng phương pháp "nhắc tên". Nếu thấy em nào nói chuyện hay nghịch, thầy cô nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Thí dụ: "Hùng, em có thấy kết quả này thú vị không?" Đang nói chuyện, tự nhiên Hùng nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp không để ý.

8. Áp dụng kỷ luật cách cương quyết

Đây là cách kỷ luật độc đoán nhưng rất có hiệu quả vì học sinh rất sợ sự nghiêm khắc. Thầy cô làm chủ và không học sinh nào có quyền làm trái luật hay làm phiền các học sinh khác trong lớp học. Muốn thế thì phải đưa luật ra một cách rõ ràng và phải áp dụng cách tuyệt đối.

9. Ra lệnh cách quả quyết: Thầy muốn...

Đây là một phần của cách thứ 8. Dùng để đương đầu với những học sinh vô kỷ luật. Nói thẳng cho các học sinh này biết là các em phải làm gì một cách rõ ràng. Thầy cô biết dùng phương pháp này phải làm cho học sinh này chú ý đến điều tốt mình muốn em ấy làm, chứ không phải tập trung vào sự vô kỷ luật của em. Nói: "Thầy muốn em là...", "Thầy yêu cầu em..."

Thầy cô có ít kinh nghiệm sẽ nói: "Thầy muốn em không làm..." hay "Em không được làm...". Nói như thế sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra tranh luận với học trò vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các em...

10. Cách nói 3 bước

Dùng ba bước để diễn tả điều bạn muốn nói với một học sinh phạm kỷ luật:

1. Nói lên việc làm của học sinh: "Trong khi thầy đang giảng thì em nói chuyện"

2. Nói lên hậu quả cuả việc làm của học sinh: "và như thế thầy phải ngưng giảng..."

3. Cho học sinh này biết bạn cảm thấy ra sao: "Thầy thấy buồn."

Một thầy cô nói với một em nghịch nhất lớp rằng: "Thầy không biết thầy đã làm gì mà em không kính trọng thầy như các em khác trong lớp. Nếu thầy đã nóng nảy hay làm gì cho em buồn, làm ơn cho thầy biết. Thầy có cảm giác là thầy đã làm gì cho em bất mãn nên em tỏ ra không kính trọng thầy." Và học sinh ấy không còn nghịch trong lớp nữa.

11. Kỷ luật có tính tích cực

Dùng những điều luật diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học tập, chứ đừng liệt kê những điều học sinh không được làm. Thay vì nói "không được chạy trong phòng" thì nói "đi thật trật tự trong phòng." Thay vì nói "không được đánh nhau" thì nói "giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa." Thay vì nói "đừng nhai kẹo cao su" thì nói "để kẹo cao su ở nhà." Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các học sinh biết rằng đây là những điều bạn mong các em giữ trong lớp học.

Đừng tiếc lời khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, thì hãy nhìn nhận ngay. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là có thể khuyến khích các em.

Cách rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều

1. Đặt nội quy ngay từ đầu

Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua.

Một khi GV "lờ" đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.

2. Công bằng là chìa khóa

HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.

3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt

Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học.

Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.

4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học

Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học.

Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè.

5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước

Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc.

Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hóa giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.

6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp

Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò.

7. Kế hoạch dự trù

Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án.

8. Luôn luôn nhất quán

Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn.

9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được

Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.

10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái

Bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm

Đánh giá bài viết
2 5.797
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi