Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng năm 2024

Tải về

Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng là mẫu đơn được lập ra để xin được giảm lãi suất ngân hàng. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin được giảm lãi xuất ngân hàng... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Đơn xin được giảm lãi suất ngân hàng là gì?

Mẫu đơn xin được giảm lãi suất ngân hàng là mẫu đơn thường được cá nhân, tổ chức lập ra để xin được giảm về lãi suất ngân hàng do doanh nghiệp hoặc cá nhân gặp khó khăn do tình trạng dịch bệnh kéo dài. Đây cũng là căn cứ để Ngân hàng xem xét việc giảm lãi suất cho cá nhân, doanh nghiệp.

Mẫu gồm các thông tin: Họ và tên, Căn cước công dân, địa chỉ thường trú, lý do xin giảm lãi suất ngân hàng....

2. Đơn xin được giảm lãi suất ngân hàng số 1

Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm mức lãi suất và giữ nguyên nhóm nợ)

Kính gửi: Ngân hàng………………

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

– Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

– Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Ngân hàng nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19

– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………

Tôi tên là: NGUYỄN NGỌC H Sinh ngày: ..../...../19....

Căn cước công dân số: 04818200..........

Cấp ngày: ...../..../20.... Nơi cấp: Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư

Địa chỉ thường trú:………………………………..……………………………………

Địa chỉ hiện tại:…………………………………….…………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………

Tôi là bên vay trong hợp đồng vay tín dụng số…………... được ký kết vào ngày…/…/…. giữa tôi và Ngân hàng ……… với số tiền là:……. VNĐ.

Nội dung hợp đồng có ghi rõ số tiền vay và mức lãi suất hàng tháng mà tôi phải trả là:…..VNĐ.

Ngoài ra, tôi có đăng ký mở thẻ tín dụng …. tại Ngân hàng…………

Hiện tại, thiệt hại do hậu quả của tình dịch dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc doanh thu, nguồn thu nhập của tôi bị sụt giảm nghiêm trọng, thực sự gây khó khăn cho việc thực hiên nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo hợp đồng và việc chi trả tiền gốc, lãi hàng tháng cho phía Ngân hàng. Do đó, số tiền gốc và lãi phải trả cho ngân hàng mỗi tháng giờ trở thành một gánh nặng rất lớn cho bản thân tôi cũng như gia đình.

Xét thấy:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về các điều kiện để được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

“Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;

b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;

c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

2. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;

b) Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 5  Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về miễn, giảm lãi, phí và Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về giữ nguyên nhóm nợ:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Điều 6. Giữ nguyên nhóm nợ

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây:

a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”

Căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và đánh giá khả năng trả nợ, xét thấy bản thân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên để được xem xét áp dụng các chính sách theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Ngân hàng……………… tạo điều kiện xem xét về trường hợp của tôi, hỗ trợ cho tôi về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm mức lãi suất ngân hàng hàng tháng và giữ nguyên nhóm nợ trong thời gian từ nay đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 để tôi và gia đình có thể nhanh chóng sắp xếp trả đủ số nợ với ngân hàng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

3.  Đơn xin được giảm lãi suất ngân hàng số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN YÊU CẦU GIẢM MỨC LÃI SUẤT

Kính gửi: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành Công ty Tài chính……Ngân hàng………………

– Căn cứ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 

– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………

Tôi tên là:…………………………………. Sinh ngày:……………………………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……………………………..…………..

Nơi cấp:…………………………..……………………… cấp ngày…/tháng…/năm…

Địa chỉ thường trú:………………………………..……………………………………

Địa chỉ hiện tại:…………………………………….…………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………

Vào ngày…./…./….. do cần một khoản tiền lớn và gấp để cho con phẫu thuật, tôi có tìm đến ngân hàng nhờ hỗ trợ tư vấn. Sau khi trao đổi và được sự hướng dẫn của phía nhân viên ngân hàng tôi có tiến hành ký một hợp đồng dịch vụ vay tín dụng tiêu dùng fe credit, với số tiền là:……..VNĐ. Trong hợp đồng có ghi rõ số tiền vay, và mức lãi suất hàng tháng mà tôi phải trả là:…..VNĐ. Ngoài bản hợp đồng tôi còn ký kết thêm một văn bản cam kết với phía ngân hàng.

Sau 01 tháng kể từ ngày vay, tôi có nhận được thông báo về việc trả tiền lãi. Nhưng so với mức lãi suất như thỏa thuận trong hợp đồng, số tiền lãi của tôi lên tới……, gấp ……lần.

Tôi có hỏi và phía bên ngân hàng có giải thích đấy là do tôi đã vi phạm một vài điều khoản trong bản cam kết của hai bên nên ngoài tiền lãi tháng, tôi còn phải chịu thêm mức phí phạt vi phạm.

Bản thân với mức thu nhập hàng tháng không ổn định, gia đình tôi lại thuộc vào hoàn cảnh khó khăn, con trai tôi vừa phải thực hiện một ca phẫu thuật lớn. Do đó, số tiền lãi hiện tại phải trả cho ngân hàng mỗi tháng giờ là một gánh nặng rất lớn cho bản thân tôi cũng như gia đình.

-Xét thấy:

Căn cứ quyết định số 323/1999/QĐ-NHNN1

“Điều 1. Nay quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo như sau:

1.Lãi suất cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo là 0,7%/tháng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1999, thay thế mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo 0,8%/tháng quy định tại điểm 2.1, khoản 2, Điều 1, Quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 17/1/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, dân cư và mức lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế. Số dư nợ đã cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo đến thời điểm 31 tháng 8 năm 1999 chuyển sang vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay 0,8%/tháng.”

– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………

“ Điều 7. Mức phạt vi phạm trong văn bản cam kết có thể do hai bên thỏa thuận trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng”.

Tôi đề nghị: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành Công ty Tài chính……Ngân hàng……………… tạo điều kiện xem xét về hoàn cảnh của tôi, giảm mức lãi suất ngân hàng hàng tháng. Để tôi và gia đình có thể nhanh chóng trả đủ số nợ với ngân hàng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

Trong tình hình dịch bệnh Covid ngày ngày phức tạp dẫn tới các cá nhân và doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong kinh doanh và sản xuất thì Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng 2021 là mẫu đơn rất gần thiết để xin ngân hàng giảm bớt phần nào gánh nặng về số nợ vay. 

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 24.054
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm