Mẫu CV xin việc kế toán hay cho sinh viên mới ra trường

Mẫu CV xin việc kế toán hay cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường, bắt đầu xin việc là cả 1 chặng đường dài. Do đó, có 1 bản CV xin việc hay làm hài lòng nhà tuyển dụng sẽ rút ngắn quãng đường xin việc của ứng viên. Dưới đây, hoatieu.vn xin chia sẻ mẫu CV xin việc kế toán hay cho sinh viên mới ra trường xin việc để các bạn tham khảo.

Cách viết CV xin việc hay

Tải những mẫu đơn xin việc, mẫu cv xin việc hay

CV mẫu bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp

ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ KẾ TOÁN THUẾ
Thông Tin Cá Nhân

- Họ và Tên: Nguyễn Thị Hường

- Ngày sinh: 02/05/1992

- Địa chỉ: 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Số điện thoại: 01658.928.928

- Email: huongnguyen@gmail.com

Mục Tiêu
Nghề Nghiệp

- Là một sinh viên kế toán mới ra trường tôi luôn mong muốn được làm việc đúng chuyên ngành để có thể vận dụng được những kiến thức - kỹ năng mà tôi đã trau dồi.

- Tôi sẽ làm việc hết mình để trở thành một kế toán Trưởng thật giỏi, giúp ích cho doanh nghiệp cũng như xã hội thêm phồn vinh.

Trình Độ
và Bằng Cấp
Từ 08/2011 - 06/2015 Tốt nghiệp Trường Đại học Công Đoàn - Chuyên ngành " Kế Toán Tổng Hợp" - loại khá.

06/2015 - 09/2015 Tốt nghiệp khóa đào tạo " Tin học văn phòng" - loại giỏi.

Kinh Nghiệm Chuyên Môn

- Mặc dù chưa chính thức đi làm kế toán tại các doanh nghiệp nhưng tôi đã có 3 tháng thực tập tại công ty TNHH An Việt được hướng dẫn xử lý hóa đơn - chứng từ, thực hành làm khai báo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính dựa trên hóa đơn chứng từ thực tế của những công ty sử dụng dịch vụ kế toán Thuế tại Công ty.

- Ngoài ra thời sinh viên tôi cũng đã từng đi làm thu ngân 6 tháng tại Cafe Winwin - 94 Láng Hạ.

Kỹ Năng
Công Việc

- Sử dụng thành thạo Word, Excel để soạn thảo văn bản, lập và tính các bảng tính tiền lương, phân bổ chi phí...

- Sử dụng thành thạo phần mềm kê khai thuế, phần mềm kế toán Misa. Đã làm báo cáo thuế hoàn chỉnh và lên được báo cáo tài chính trên cả Excel và phần mềm kế toán Misa.

Hoạt Động
Ngoại Khóa

- Thường xuyên tham gia các hoạt động sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo của Trường phát động.

- Là thành viên tích cực của Câu lậc bộ kế toán "Tôi là kế toán" của trường.

Thông Tin
Bổ Sung

- Là người có khả năng giao tiếp tốt, tôi luôn tự tin vào bản thân mình sẽ mang lại sự gần gũi, không khí vui tươi cho những người xung quanh.

- Trong cuộc sống hay trong công việc tôi luôn là người nhiệt tình, chăm chỉ.

- Cận thận và thật thà là hai đức tính luôn sẵn có trong tôi.

- Tôi luôn mong ước được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, nếu được lựa chọn tôi sẽ làm việc hết mình để góp phần làm cho quý công ty luôn thịnh vượng.

Xác Nhận
Thông Tin

Công ty TNHH An Việt

Kế toán Trưởng quản lý và hướng dẫn trực tiếp: Ms Nhung: 01234.432.345

Để có thể viết được một CV xin việc ấn tượng thì trước hết kế toán cần biết CV xin việc là gì? trên CV xin việc cần thể hiện những gì?

CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae (sơ yếu lý lịch) là một bản tự thuật tóm tắt về bản thân, cũng như liệt kê các kỹ năng – kinh nghiệm và quá trình học tập của của bản thân bạn để nhà tuyển dụng thấy được năng lực làm việc hay khả năng đáp ứng công việc của bạn.

Thông thường một CV xin gồm có các phần sau:

1. Thông tin cá nhân.

2. Mục tiêu nghề nghiệp.

3. Trình độ và bằng cấp.

4. Kinh nghiệm chuyên môn.

5. Kỹ năng công việc (tin học, ngoại ngữ).

6. Các hoạt động ngoại khóa.

7. Thông tin bổ sung.

8. Xác nhận thông tin.(nếu cần)

Sau đây hoatieu.vn sẽ hướng dẫn cách viết CV xin việc theo từng từng phần trên:

1. Thông tin cá nhân

Phần này bạn cần thể hiện được bạn là ai? và thông tin liên lạc của bạn là gì?

Cần có những thông tin sau:

  • Họ và Tên:
  • Ngày sinh:
  • Địa chỉ: Các bạn ghi chỗ ở hiện tại nhé.
  • Số điện thoại:
  • Email:

Đây là những thông tin cơ bản để nhà Tuyển dụng liên hệ với bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Các bạn viết mục tiêu phần đấu, có thể chia làm mực tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mong muốn đạt được những gì trong tương lai.

3. Trình độ và bằng cấp

  • Bạn tốt nghiệp những trường gì? loại gì?
  • Bạn học thêm được những loại chứng chỉ nào: Ví dụ như Kế toán thực hành thực tế, tiếng anh...

Chú ý phần này các bạn cần sắp xếp theo thứ tự các mốc thời gian.

4. Kinh nghiệm chuyên môn

  • Đối với những bạn đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả những công việc làm thêm thời sinh viên hay lúc chưa đi làm đúng chuyên ngành như : bán hàng, thu ngân... các bạn cũng liệt kê vào đây, và phải liệt kê theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến lâu nhất.
  • Đối với những bạn chưa từng đi làm gì thì trong CV xin việc sẽ không phần 4 này.

5. Kỹ năng công việc

  • Đối với công việc của người kế toán thì sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng Word, Excel thật sựu rất cần thiết, nếu bạn biết về tiếng anh thì càng tốt.
  • Các bạn sử dụng được những loại phần mềm kế toán nào cũng đưa vào đây.
  • Các bạn có khả năng làm được những công việc gì về kế toán thì các bạn liệt kê vào đây. Ví dụ như: thành thạo làm báo cáo thuế, biết cách lên sổ sách và lập được BCTC...
  • Ngoài những kỹ năng trên thì công việc của người kế toán cũng rất cần đến khả năng giao tiếp, để bạn có thể đối đãi với cơ quan thuế, giải trình số liệu, ký hợp đồng khách hàng...

6. Các hoạt động ngoại khóa

  • Mục này chỉ dành cho các bạn sinh viên kế toán sắp và mới ra trường, nếu bạn là một người năng động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì hãy thể hiện một này thật tốt để gay ấn tượng với nhà Tuyển dụng.
  • Các hoạt động ngoại khóa như : tham gia phong trào đoàn trường, sinh viên tình nguyện, các câu lạc bộ kế toán, tiếng anh... Nếu đạt được thành tích hay ghi nhận gì thì các bạn thể hiện hết vào đây nhé.

7. Thông tin bổ sung

  • Mục này để các bạn giới thiệu qua về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích bản thân... Các bạn nên thể hiện những điểm mạnh phù hợp với công việc của người kế toán như: Trung thực, nhiệt tình, dễ hòa đồng hay chịu được áp lực công việc...
  • Mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào...

8. Xác nhận thông tin

Mục này chỉ dành cho các bạn đã có kinh nghiệm đi làm, đã ghi ở mục kinh nghiệm, các bạn ghi thông tin: công ty, số điện thoại, email... người quản lý trực tiếp của bạn ở công ty cũ để nếu nhà Tuyền dụng cần họ sẽ liên lạc để kiểm tra những thông tin bạn đã nêu có đúng sự thật hay không, hoặc bạn làm bên đó có tốt không?

Đánh giá bài viết
5 17.894
0 Bình luận
Sắp xếp theo