Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218

Mẫu báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218 là báo cáo được lập ra để thực hiện việc tổng kết trong thời gian 10 năm thực hiện Quyết định 218 thì các cơ quan, đơn vị đã đạt được những điều gì và chưa đạt điều gì để khắc phục. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Mẫu báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218 mẫu 1

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

HUYỆN….

BAN THƯỜNG TRỰC

Số: …………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày … tháng … năm ……

BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định
218-QĐ/TW của Bộ chính trị

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 218- QĐ/TW

1. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

2. Kết quả thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội

2.1. Về số lượng, phạm vi và hoạt động giám sát và phản biện xã hội

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

2.2. Về nội dung giám sát và phản biện xã hội

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

2.3. Về phương pháp, cách thức, quy trình thực hiện giám sát và phản biện xã hội

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

3. Kết quả thực hiện công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Trong 10 năm qua, thông qua công tác giám sát, phản biện xã hội, MTTQ các cấp trong huyện đã nắm bắt được những vấn đề xã hội, những bức xúc và những vấn đề mà đông đảo nhân dân quan tâm, từ đó kiến nghị, đề xuất đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện; những vấn đề, nội dung cụ thể mà Mặt trận giám sát, phản biện xã hội đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm tiếp thu kịp thời, có chuyển biến khá rõ nét; hiệu quả hoạt động của chính quyền được nâng lên. Góp phần củng cố niềm tin, kỳ vọng của nhân dân và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Mặt trận và hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ.

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội đã và đang góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Góp phần tăng cường sự phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là cơ sở. Qua đó, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2. Khó khăn, hạn chế

- Việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 218 tuy khá sâu rộng trong hệ thống chính trị song còn chung chung, chưa thực sự được quan tâm đúng mức; nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên còn có phần coi nhẹ.

- Một số xã, thị trấn còn bị động từ khâu lựa chọn hình thức phối hợp đến nội dung, đối tượng giám sát; Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội do Mặt trận đề ra chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu cần được giám sát và phản biện xã hội từ phía chính quyền.

-Việc tuyên truyền, vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Thực hiện nhiệm vụ giám sát của MTTQ cấp cơ sở còn chưa chủ động, mang tính hình thức.

- Công tác phản biện chưa thực hiện rõ nét, chủ yếu thực hiện ở việc tham gia góp ý kiến vào dự thảo các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện.

- Việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền.

-Việc mở rộng các hình thức tập hợp ý kiến nhân dân trong góp ý xây dựng chính sách, pháp luật còn hạn chế.

* Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế:

- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền và cơ quan nhà nước về vai trò, tác dụng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chưa đầy đủ.

- Đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể còn thiếu; năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế.

- Sự phối hợp giữa Mặt trận với các đoàn thể chính trị - xã hội chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Năng lực thực hiện giám sát, phản biện xã hội của nhiều cán bộ Mặt trận còn lúng túng

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua 10 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ủy ban MTTQ huyện rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là: Cần tăng cường đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên; phát huy vai trò của các Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội, mới đáp ứng được nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Hai là: Giám sát của MTTQ Việt Nam mang tính xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ba là: Bám sát hướng dẫn và các quy định, quy chế để triển khai, thực hiện đúng quy trình, đồng thời vận dụng linh hoạt cách làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nội dung lĩnh vực giám sát, phản biện, góp ý. Các ý kiến, kiến nghị phải được chắt lọc, giải pháp đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi, đồng thời phải theo dõi, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các đơn vị sau giám sát, phản biện, góp ý.

Bốn là: Thường xuyên lắng nghe, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân, lắng nghe các vấn đề mà các tầng lớp nhân dân quan tâm, phản ánh thông qua Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên để lựa chọn được nội dung, vấn đề giám sát, phản biện xã hội phù hợp, đúng, trúng những vấn đề mà xã hội và nhân dân đang quan tâm để tham mưu với cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị cấp ủy đảng quan tâm công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí đội ngũ cán bộ Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

- Đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị sau giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ cấp trên mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giám sát, phản biện xã hội.

VI- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, mục đích, quan điểm, tính chất, nội dung của Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị. Thường xuyên bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng về quy trình, phương pháp giám sát cho cán bộ MTTQ và các đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ.

2. Thường xuyên trao đổi, phối hợp phản ánh thông tin với các cơ quan nhà nước, các ngành chức năng. Phát huy vai trò của các vị ủy viên Ủy ban MTTQ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tham gia giám sát, phản biện, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền.

3. Thực hiện tốt quy trình MTTQ lắng nghe ý kiến nhân dân, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, thực hiện thường xuyên, đột xuất, định kỳ phản ánh, góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền các cấp.

4. Tham mưu với cấp ủy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội. Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, chú trọng nâng cao kỹ năng lắng nghe, truyền đạt, tổng hợp của cán bộ Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở.

Nơi nhận:

…………………..

………………….

TM. ỦY BAN MTTQ HUYỆN

PHÓ CHỦ TỊCH

2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218 mẫu 2

Quyết định 218 – QĐ/TW 2013 quy định về việc nhằm phát huy sự dân chủ trong xã hội chủ nghĩa hiện nay, mọi cơ quan, ban ngành, tổ chức, nhân dân đều được tham gia xây dựng Đảng và nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hiện nay. Mọi đóng góp của người dân đều phải được tôn trọng và để toàn dân cùng biết và tham gia đóng góp ý kiến. Tuy nhiên việc đóng góp ý kiến phải trung thực, khách quan không được lợi dụng vì mục đích riêng.

Từ khi quyết định này được ban hành thì các địa phương đã có những kết quả như thế nào và có những điểm gì cần khắc phục sẽ được nêu trong bản báo cáo kết quả theo mẫu dưới đây.

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

PHƯỜNG:………….

BAN THƯỜNG TRỰC

Số:................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày……….tháng ... năm 20….

BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW
ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị

I. CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 218-QĐ/TW:

- Ghi cụ thể văn bản triển khai, quán triệt:......................................

- Số cuộc:........................................................................................

- Số người tham dự:......................................................................

- Đối tượng tham dự:....................................................................

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 218-QĐ/TW NGÀY 12/12/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ:

1. Công tác tham mưu Đảng ủy:....................................................

- Ban hành văn bản (kế hoạch, công văn…)

2. Hoạt động giám sát: (từ năm 20…. - 20….)

- Tổ chức bao nhiêu cuộc giám sát:...............................................

- Nội dung giám sát:.......................................................................

- Đối tượng giám sát:.....................................................................

Nhận xét những kết quả đạt được qua giám sát; những mặt còn hạn chế…...........................

3. Hoạt động phản biện xã hội:

- Tổ chức bao nhiêu cuộc phản biện:...............................................

- Nội dung phản biện:........................................................................

- Số người dự phản biện:...................................................................

4. Góp ý xây dựng Đảng:...................................................................

- Tổ chức bao nhiêu cuộc góp ý cho Đảng:......................................

- Nội dung góp ý:..............................................................................

- Số người dự góp ý:........................................................................

5. Góp ý xây dựng chính quyền:.......................................................

- Tổ chức bao nhiêu cuộc góp ý cho chính quyền:...........................

- Nội dung góp ý:...............................................................................

- Số người dự góp ý:.........................................................................

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:

1. Những kết quả đạt được:..............................................................

2. Những hạn chế:.............................................................................

3. Bài học kinh nghiệm:.....................................................................

Ghi chú: Báo cáo phải ghi rõ số liệu cụ thể, ngắn gọn, súc tích.

Nơi nhận:

  • Ban thường trực UBMTTQ/Q;
  • Lưu: VT.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH

Trên đây là mẫu cơ bản về báo cáo kết quả tổng kết 10 năm Quyết định 218/QĐ-TW 2013, cụ thể thì một bản báo cáo sẽ có những nội dung cơ bản như sau:

  • Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW.
  • Đánh giá kết quả thực hiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo các nội dung được quy định tại Quyết định số 218-QĐ/TW; những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
  • Đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới.

Kế hoạch nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân sau 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW. Trên cơ sở đó đề xuất với Tỉnh uỷ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong thời gian tới. Việc tổng kết phải được tiến hành từ cấp cơ sở; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đánh giá khách quan, trung thực, tránh hình thức.

Hình thức tổng kết: Các cấp ủy đảng, đảng ủy trực thuộc Đảng ủy khối, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chủ động lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết Quyết định số 218-QĐ/TW phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo hiệu quả.

3. Báo cáo tổng kết thực hiện quyết định 217, 218 QĐ/TW

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

PHƯỜNG:………….

BAN THƯỜNG TRỰC

Số: /BC-MTTQ-BTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày……….tháng 10 năm 20….

BÁO CÁO
Tổng kết….năm thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW
ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị

I. CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 217, 218-QĐ/TW:

- Ghi cụ thể văn bản triển khai, quán triệt:..............................................................

- Số cuộc:................................................................................................................

- Số người tham dự:................................................................................................

- Đối tượng tham dự:..............................................................................................

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 217, 218-QĐ/TW NGÀY 12/12/2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ:

1. Công tác tham mưu Đảng ủy:.............................................................................

- Ban hành văn bản (kế hoạch, công văn…)

2. Hoạt động giám sát: (từ năm 20…. - 20….)

- Tổ chức bao nhiêu cuộc giám sát:........................................................................

- Nội dung giám sát:................................................................................................

- Đối tượng giám sát:.............................................................................................

Nhận xét những kết quả đạt được qua giám sát; những mặt còn hạn chế…..........................

3. Hoạt động phản biện xã hội:

- Tổ chức bao nhiêu cuộc phản biện:.....................................................................

- Nội dung phản biện:.............................................................................................

- Số người dự phản biện:.......................................................................................

4. Góp ý xây dựng Đảng:........................................................................................

- Tổ chức bao nhiêu cuộc góp ý cho Đảng:............................................................

- Nội dung góp ý:.....................................................................................................

- Số người dự góp ý:................................................................................................

5. Góp ý xây dựng chính quyền:.............................................................................

- Tổ chức bao nhiêu cuộc góp ý cho chính quyền:..................................................

- Nội dung góp ý:......................................................................................................

- Số người dự góp ý:.................................................................................................

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:

1. Những kết quả đạt được:......................................................................................

2. Những hạn chế:......................................................................................................

3. Bài học kinh nghiệm:...............................................................................................

Ghi chú: Báo cáo phải ghi rõ số liệu cụ thể, ngắn gọn, súc tích.

Nơi nhận:

  • Ban thường trực UBMTTQ/Q;
  • Lưu: VT.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH

4. Mẫu báo cáo thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..................

..........., ngày...tháng...năm...

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Quyết định số: 217-QĐ/TW và
Quyết định số: 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI

Thực hiện nội dung Công văn số: ...................., ngày .................. của Huyện ủy ............... về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số: 217-QĐ/TW và Quyết định số: 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. UBND huyện báo cáo kết quả triển khai thực hiện như sau:

I. Tình hình triển khai thực hiện:

- Triển khai thực hiện Quyết định số: 217, 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI (gọi tắt là Quy chế, Quy định); Kế hoạch số: .........., ngày .................. của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Chỉ thị số: .............., ngày ................. của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Quyết định số: 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội và Quyết định số: 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 về Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của bộ Chính trị khóa XI và Hướng dẫn số: 03-HD/BDVHU, ngày 14/5/2014 về hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số: 217-QĐ/TW và Quyết định số: 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. UBND huyện đã tổ chức quán triệt, thực hiện Quy chế, Quy định đến toàn thể các bộ, công chức, viên chức; góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Thực hiện các văn bản hướng dẫn nêu trên đã chỉ đạo các ngành, đơn vị tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Quy chế, Quy định; chỉ đạo Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến việc tổ chức học tập, quán triệt. Đến nay, Huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức quán triệt đầy đủ các nội dung theo kế hoạch; thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt, tập huấn; các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể ở địa phương, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân bước đầu nắm được quan điểm, ý nghĩa, mục đích, nội dung; qua đó nhận thức được trách nhiệm trong thực hiện Quyết định số: 217, 218-QĐ/TW, của Bộ Chính trị; xác định rõ hơn về chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng đảng, chính quyền của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Đi đôi với việc tổ chức quán triệt, học tập, đơn vị đã bám sát nội dung văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Quy chế, Quy định.

II. Kết quả triển khai thực hiện:

- Trong 02 năm, UBND huyện luôn phối hợp và tạo điều kiện cho các hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện được thực hiện hằng năm như: Giám sát Chương trình, Dự án đầu tư, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo tinh thần Chỉ thị số: 23/CT-TTg, ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn; giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; giám sát đầu tư của cộng đồng; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ chốt do HĐND cấp xã bầu; giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,… trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Huyện ủy về thực hiện Quy chế, Quy định và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Huyện, đã tổ chức giám sát theo chức năng, nhiệm vụ như: Giám sát điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã, thị trấn theo Quyết định số: .............. Ngày...tháng...năm... của UBND huyện; giám sát việc thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban Quản lý Dự án-Đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.

- Qua giám sát, nhìn chung các ngành, đơn vị đã tổ chức thực hiện đúng quy định; tuy nhiên, trong quá trình giám sát đã phát hiện một số tồn tại, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện; Đoàn giám sát đã kịp thời nhắc nhở khắc phục những tồn tại hạn chế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện đúng quy định về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực: Quản lý Dự án đầu tư xây dựng; tài nguyên và môi trường; thực hiện chính sách an sinh xã hội; chính sách dân tộc; công tác tổ chức, cán bộ.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Biển Việt Nam; Luật Hòa giải cơ sở; Luật Đất đai năm 2013; Luật Tiếp công dân; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự (sửa đổi); cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam … cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện; công tác hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý được chú trọng và thực hiện có hiệu quả; các xã, thị trấn tiếp nhận, hòa giải thành 284/400 vụ; phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trợ giúp pháp lý lưu động cho nhân dân tại các địa phương.

- Triển khai việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền với nhiều hình thức như góp ý trực tiếp, góp ý qua hòm thư, tổ chức các buổi tọa đàm để tham gia góp ý trên các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp nhân dân; góp ý vào hàng chục dự thảo luật, trong đó có những dự án luật quan trọng như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Xây dựng (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)... Đặc biệt, tiến hành góp ý vào các dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là góp ý vào dự thảo các văn kiện trong quá trình chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

III. Nhận xét chung.

1. Ưu điểm: Qua .... năm thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị (khóa XI), UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai quán triệt khá đồng bộ và sâu rộng; tổ chức nghiêm túc việc học tập, quán triệt và ban hành văn bản để triển khai thực hiện. Kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện Quy chế, Quy định về giám sát, phản biện xã hội và tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai thực hiện đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn toàn huyện. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân bước đầu đạt kết quả tốt.

2. Hạn chế:

- Việc tổ chức học tập, quán triệt Quy chế, Quy định và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện ở một số ngành, đơn vị còn chậm.

- Việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị và phản ánh công tác triển khai, kết quả thực hiện tại địa phương chưa nhiều.

IV. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến.

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Quy chế, Quy định, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục xây dựng chuyên trang, chuyên mục nhằm phổ biến, đăng tải Quy chế, Quy định, thường xuyên phản ánh kết quả triển khai thực hiện tại các ngành, đơn vị, tích cực tuyên truyền về các điển hình tốt, sáng tạo. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị.

2. Tổ chức thực hiện đúng quy định về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực: Quản lý Dự án đầu tư xây dựng; tài nguyên và môi trường; thực hiện chính sách an sinh xã hội; chính sách dân tộc; công tác tổ chức, cán bộ… Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong hoạt động; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện hoạt động giám sát và phản biện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội đang và sẽ ban hành, tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện.

3. Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện và UBND các xã, thị trấn xem xét cân đối ngân sách, bố trí kinh phí để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị trong những năm tiếp theo.

4. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị ở các ngành, địa phương; từ đó chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo việc thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị có tính thống nhất, thường xuyên, liên tục.

5. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị báo cáo kết quả thực hiện Quy chế, Quy định của Bộ Chính trị về Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định.

Nơi nhận:

- .......................

TM.UBND HUYỆN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Mẫu báo cáo thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị

Mẫu báo cáo 10 năm thực hiện Quyết định 218 của Bộ Chính trị

Đánh giá bài viết
5 29.718
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo