Mẫu bản báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
Mẫu bản báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng là gì? Mẫu bản báo cáo gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
1. Định nghĩa mẫu bản báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng là gì?
Mẫu bản báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tai biến nặng sau tiêm chủng. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin bệnh nhân tai biến...
2. Mẫu bản báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
MẪU BÁO CÁO TAI BIẾN NẶNG SAU TIÊM CHỦNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mã số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng………….
Ngày tháng năm nhận được báo cáo: ----/----/-----
Nơi báo cáo trường hợp phản ứng: .............................................................................
1. Thông tin chung
Họ và tên: ……………………….Ngày tháng năm sinh: ----/----/------- Giới: Nam □ Nữ □ Dân tộc: .........…............................................................ Họ và tên mẹ/cha (khi đối tượng tiêm chủng là trẻ em): ………..Điện thoại........ Địa chỉ: Thôn/ấp: ……………………………………….Xã: ........................................... Huyện: ………………………………….Tỉnh: ......................….................................... Cơ sở tiêm chủng: ............................................................................................................. Tiêm chủng mở rộng □ Tiêm chủng dịch vụ □ Tại trạm y tế □ Tại bệnh viện/phòng khám □ Ngoài trạm □ khác □ |
Người báo cáo:........................................................................................... Đơn vị: ..................................................................................................... Địa chỉ: .................................................................................................... Điện thoại & email:..................................................................................... |
2. Thông tin về lần tiêm chủng có tai biến
Loại vắc xin | Liều thứ mấy | Đường tiêm | Vị trí tiêm | Người tiêm | Ngày, giờ tiêm chủng | Ngày, giờ bắt đầu xảy ra phản ứng |
3. Thông tin về loại vắc xin, dung môi trong lần tiêm chủng có tai biến
Loại vắc xin, dung môi | Tên vắc xin, dung môi | Nhà sản xuất | Đơn vị cung cấp | Số lô | Hạn sử dụng |
4. Mô tả phản ứng
Sốt cao ≥39°C | □ | Bệnh não trong vòng 7 ngày | □ |
Sưng, nóng, đỏ tại vị trí tiêm | □ | Những cơn co giật trong vòng 3 ngày | □ |
Áp xe tại chỗ tiêm | □ | Sốc trong vòng 72 giờ | □ |
Khác □ ghi rõ...............................................................................................................
...................................................................................................................................
5. Tiền sử về bệnh tật (kể cả tiền sử về phản ứng tương tự hay dị ứng)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
6. Xử trí phản ứng sau tiêm chủng
Có | □ | Không | □ |
Nơi xử trí | |||
Tại nhà | □ | Trạm Y tế | □ |
Bệnh viện nhà nước | □ | Khác | □ |
Y tế tư nhân | □ |
Họ và tên người xử trí .................................................................................................
7. Tình trạng hiện tại
Khỏi □
Di chứng □
Tử vong □ Ngày tử vong ------/------/---------
Khác (ghi rõ) □ ..............................................................................................................
| ……, Ngày…… tháng…… năm 20…….. |
3. Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng
3.1. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Trường hợp người được tiêm chủng là trẻ em thì người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm:
– Toàn trạng
– Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ
– Dấu hiệu về nhịp thở
– Nhiệt độ, phát ban
– Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
Đối với trẻ em cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.
3.2. Hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
a) Nguyên tắc:
– Theo dõi và chăm sóc tại nhà theo mục 2.1 của Hướng dẫn này
– Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng, điều trị các triệu chứng theo chỉ định của cán bộ y tế.
b) Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng và các biện pháp chăm sóc, điều trị cụ thể:
– Sốt nhẹ (dưới 38,5oC): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,0oC
– Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm và có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm nhất, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.
– Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày). Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.
– Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa trên diện rộng xảy ra trong vòng 1 đến 12 tháng sau tiêm BCG và được chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi khuẩn lao. Thông thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị bằng thuốc chống lao.
– Hội chứng não, màng não cấp tính với đặc điểm có 2 trong 3 triệu chứng sau: những cơn kịch phát, ý thức rối loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.
– Giảm trương lực, phản xạ, choáng xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng kéo dài từ 1 phút đến nhiều giờ ở trẻ em dưới 10 tuổi với biểu hiện mệt lả, giảm đáp ứng thường thoáng qua và tự khỏi không cần điều trị. Trường hợp xuất hiện tái xanh hay tím ngắt hoặc bất tỉnh cần được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị tích cực như sốc phản vệ.
– Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc dò rỉ trên 1 hạch lympho. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị dò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.
– Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.
3.3. Hướng dẫn xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng.
a) Nguyên tắc: Phải khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân, xử trí và điều trị tại cơ sở y tế.
b) Một số tai biến nặng sau tiêm chủng và các biện pháp xử trí và điều trị:
– Sốc phản vệ: Thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như kích thích, vật vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.
– Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ.
– Sốt cao (> 38,5oC) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như Acetaminophen. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với Acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm Ibuprofen sau 1 đến 2 giờ không hạ nhiệt với Acetaminophen và không có chống chỉ định với Ibuprofen. Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường và điều trị các biến chứng co giật nếu có.
– Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.
– Co giật: Thường là những con co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.
– Áp xe: Tại chỗ tiêm sở thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
– Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Biểu mẫu trực tuyến
Mẫu đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung khai báo thủ tục biên phòng cảng biển
Mẫu MQĐ26: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Mẫu số 04.ĐKCN: Biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi
Mẫu đề nghị chấp thuận điều lệ vận chuyển
Mẫu phiếu chuyển đơn tố giác tội phạm của Bộ Công an
Mẫu văn bản đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến