Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và dạy học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các khối lớp THPT mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo và được chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng để hoàn thiện bài làm của mình sao cho đầy đủ nội dung, chứ không nên sao chép y nguyên.
Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
1. Xác định khó khăn của học sinh/nhóm học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học
Trước khi lập kế hoạch tư vấn hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học, điều đầu tiên phải xác định xem vấn đề khó khăn mà học sinh đang gặp phải là gì. Là lứa tuổi đang dậy thì và dần trưởng thành, học sinh THPT có nhiều vấn đề cần được quan tâm như vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong định hướng nghề nghiệp hay việc tiếp xúc với các mối quan hệ. Cùng xem ngay dưới đây nhé.
Học sinh ở lứa tuổi THPT là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh THPT chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Học sinh THPT dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với học sinh THPT có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh THPT, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp.
Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh THPT, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh THPT, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.
Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp.
Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới. Vì vậy trong môi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT
2.1. Mục tiêu
- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong định hướng nghề nghiệp, hoặc những khó khăn của học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.
- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
- Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, lối sống, các mối quan và những rối loạn cảm xúc, nhân cách.
- Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
2.2. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ
a. Yêu cầu:
- Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.
- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; tâm lý lứa tuổi;
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè và mối quan hệ xã hội khác;
b. Cách thức tư vấn, hỗ trợ.
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả;
- Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, đầu tóc phù hợp giới tính;
- Tư vấn về các giá trị sống, kỹ năng sống; biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;
- Tư vấn các vấn đề khác theo mong muốn của học sinh. Hỗ trợ giới thiệu cho các em học sinh đến các cơ sở, chuyên gia khám và điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm sinh lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
2.3. Thời gian
Thực hiện từ ngày 01/01/20........ đến hết ngày 31/5/20......
2.4. Người thực hiện
3. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học
KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH THPT VỚI CHỦ ĐỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG”
1. Xác định khó khăn của học sinh
Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Theo thông kê của UB An toàn giao thông quốc gia trong 9 tháng năm 20..., trên địa bàn cả nước xảy ra 8.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.237 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.898 vụ va chạm giao thông làm 4.146 người chết, 2.695 người bị thương và 2.932 người bị thương nhẹ. Đặc biệt tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh một trong số đó phải kể đến là nhận thức của các em còn chưa được nâng cao, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ…) và các quy định về an toàn giao thông (chiếm dụng lòng đường…)
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ
2.1. Mục tiêu
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường
- Tăng cường công tác quản lí nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng vi phạm an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường
- Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh
- Tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần với nhà trường đảm bảo công tác an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường
2.2. Kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể.
2.2.1. Nội dung tư vấn
- Kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường
- Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông
- Tác hại, hậu quả của tình trạng vi phạm an toàn giao thông
- Kĩ năng, tình huống xử lí khi tham gia giao thông.
2.2.2. Cách thức tư vấn
- Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp (GVCN), trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn.
- Mời các đồng chí cảnh sát giao thông về nói chuyện tuyên truyền về an toàn giao thông với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Giáo dục tích hợp trong quá trình dạy học các môn như (GDCD…)
- Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh, BCH Đoàn tổ chức tuyên truyền toàn trường với chủ đề: “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm an toàn giao thông”
- Tổ chức cho HS xem các video, tranh ảnh… trong các tiết chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về an toàn giao thông
- Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, hội thi rung chuông vàng về ATGT.
2.2.3. Hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh
Tư vấn trực tiếp và gián tiếp
Giáo viên hoặc người phụ trách sử dụng nhiều phương pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh (tuyên truyền toàn trường, tổ chứ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng như các giáo viên có thể tích hợp trong quá trình dạy các môn học)
Thành lập nhóm zalo, facebook để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi những nội dung, kiến thức về an toàn giao thông.
2.2.4. Thời gian
- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.
- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.
2.2.5. Người thực hiện: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn, GVCN, GV bộ môn, Công an giao thông trên địa bàn huyện
2.2.6. Phương tiện, điều kiện thực hiện: Máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, pa nô, áp phích, loa đài, bản kế hoạch tuyên truyền, tài liệu phục vụ.
2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch
STT | Tiêu chí đánh giá kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT với chủ đề “An toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường” | Điểm |
1 | Xác định khó khăn của học sinh | 30 |
2 | Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ | 70 |
2.1 Xác định mục tiêu | 10 | |
2.2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể | 60 | |
2.2.1. Nội dung tư vấn | 10 | |
2.2.2. Cách thức tư vấn | 10 | |
2.2.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh | 10 | |
2.2.4.Thời gian | 10 | |
2.2.5. Người thực hiện | 10 | |
2.2.6. Phương tiên, điều kiện thực hiện | 10 | |
2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch | 10 | |
Tổng điểm | 100 |
Trên đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh Trường THPT ....... năm học 2022 – 2023, đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện./.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
Cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs?
Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS module 5
Nội dung nào sau đây không thuộc quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học?
- Chia sẻ:Nam Nguyễn
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu phiếu tự đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên 2024 mới nhất
-
Báo cáo trường học an toàn về an ninh trật tự 2024 mới cập nhật
-
Mẫu danh sách học sinh toàn trường năm học 2024-2025
-
Tổng hợp những bài viết kỷ yếu hay tuổi học trò
-
Bản cam kết không dạy thêm, học thêm 2024
-
(Cập nhật mới) 07 Mẫu Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2023-2024
-
6 Mẫu sơ kết lớp học kì 1 của giáo viên chủ nhiệm năm 2024-2025
-
Mẫu bảng đánh giá quá trình tập sự của Giáo viên, Giảng viên 2024
-
Thể lệ cuộc thi Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ năm 2024
-
Bản thu hoạch và cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Đơn xin trông giữ ngoài giờ 2024 mới nhất
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN2
Mẫu danh sách học sinh phục vụ thống kê phổ cập giáo dục
Lịch báo giảng và theo dõi thiết bị dạy học lớp 2 - Tuần 13
Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến