GDP là gì?

GDP là gì? Phương pháp tính GDP như thế nào? Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết GDP là gì để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa GDP, phương pháp tính GDP, các thành phần của GDP, phân biệt giữa GDP và GNP... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. GDP là gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội, dùng trong kinh tế học, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product - NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product - RGDP hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Đối với các đơn vị hành chính khác của Việt Nam, thông thường ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh, huyện, v.v

2. Phương pháp tính GDP

2.1. Tính GDP theo phương pháp tổng chi tiêu

GDP là gì?

2.2. Xác định GDP bằng phương pháp tính theo thu nhập

Cách tính chỉ số GDP

2.3. Tính GDP theo phương pháp sản xuất

Cách tính GDP

3. Ưu nhược điểm của GDP là gì?

3.1. Ưu điểm của GDP

Là chỉ số biểu thị một phần mức sống và được đánh giá một cách rộng rãi, liên tục và nhất quán thông qua việc cung cấp GDP liên tục theo từng quý và mang tính chuyên ngành do đó chỉ số GDP không có sự khác biệt giữa các nước.

Nhược điểm của GDP

GDP không phải là tiêu chuẩn để đo của mức sống, nó chỉ phản ánh một cách tương đối mức sống của người dân. GDP cao chưa chắc mức sống của người dân cao và ngược lại.

4. GDP bình quân đầu người là gì?

GDP bình quân đầu người là chỉ số thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên số dân trong một năm. GDP bình quân đầu người được tính bằng cách lấy GDP quốc gia chia cho tổng số dân tại thời điểm đó. Thường thì GDP bình quân đầu người sẽ tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống người dân quốc gia đó.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP

Trên thực tế, GDP chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng về cơ bản có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số tổng sản phẩm quốc nội của 1 quốc gia, bao gồm:

- Dân số

Dân số chính là lực lượng lao động tạo ra của cải - vật chất cho xã hội, đồng thời là đối tượng tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ. Dân số còn là căn cứ để tính GDP bình quân đầu người của quốc gia - vì thế mà giữa GDP và dân số có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời.

- FDI

FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn bao gồm tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất… của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác - cho nên cũng tác động đến việc tính toán chỉ số GDP.

- Lạm phát

Lạm phát chính là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa - dịch vụ tăng liên tục theo thời gian và sự mất giá trị của tiền tệ. Nền kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng cần chấp nhận tình trạng lạm phát ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng quá mức cho phép sẽ dẫn tới việc ngộ nhận GDP tăng - nhưng thực tế là khủng hoảng kinh tế.

6. Phân loại GDP

GDP danh nghĩa

- Là tổng sản phẩm quốc nội tính theo giá thị trường hiện tại

- GDP danh nghĩa phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế, bởi nó bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát

- Nếu tất cả mức giá cùng tăng hoặc cùng giảm sẽ làm cho GDP danh nghĩa trở nên lớn hơn

GDP thực tế

- Phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa - dịch vụ sản xuất ra và đã được điều chỉnh theo tác động lạm phát

- Nếu lạm phát dương, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa - bởi GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Hệ số giảm phát GDP

- GDP thực tế là thước đo chính xác hơn về tăng trưởng kinh tế, nên được dùng để phân tích kinh tế vĩ mô và lập kế hoạch cho ngân hàng trung ương.

GDP xanh

- Là phần GDP còn lại sau khi đã khấu trừ một khoản chi phí cần thiết để phục hồi môi trường do hậu quả từ quá trình tái sản xuất.

7. So sánh chỉ số GDP và CPI

Tiêu chí so sánh

GDP

CPI

Giống nhau

• Đều là chỉ số dùng để đo lường kinh tế vĩ mô

Bản chất

• Đo lường giá của tất cả hàng hóa - dịch vụ được sản xuất ra trên thị trường.

• ​CPI đo lường giá hàng hóa - dịch vụ thiết yếu được người tiêu dùng đặc trưng mua.

Giá trị tính

• Chỉ tính cho hàng hóa - dịch vụ được sản xuất trong nước

• Tính luôn cả hàng hóa nhập khẩu được người tiêu dùng mua

Tính thay đổi

• Cho phép sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi các thành phần GDP thay đổi

• Được tính bởi giỏ hàng hóa cố định nên chỉ số CPI cố định sự ảnh hưởng

Ý nghĩa

• Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống

• Đo lường chi phí đời sống

8. Phân biệt GDP và GNP

GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc dân; và GDP là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số GNP thể hiện toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm. Công dân quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả trong; và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Trong khi đó, chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó tạo ra; tính trong khoảng thời gian một năm. Các thành phần kinh tế đóng góp vào chỉ số GDP bao gồm cả các thành phần kinh tế trong nước; và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Vì thế, để đánh giá sức mạnh nền kinh tế một quốc gia, người ta thường dựa vào chỉ số GDP.

Ví dụ: Một nhà đầu tư Đức xây dựng một nhà máy sản xuất đồ may mặc tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa. Khi đó, tất cả các thu nhập của nhà máy sau khi đã bán sản phẩm được tính vào chỉ số GDP của Việt Nam. Nhưng lợi nhuận nhà máy này thu được sau khi đã trừ đi thuế; quỹ phúc lợi và lương người lao động Đức làm việc cho nhà máy được tính vào GNP của Đức.

9. Ý nghĩa của chỉ số GDP

- GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia - thể hiện sự biến động giá sản phẩm/ dịch vụ theo thời gian

- GDP bình quân đầu người cho biết phần nào mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng cuộc sống người dân mỗi quốc gia

- GDP suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế - dẫn đến suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền… tác động trực tiếp đến đời sống người dân.

10. Những hạn chế của chỉ số GDP

- GDP không phản ánh hoạt động sản xuất tự cung, tự cấp và cũng không kiểm soát được chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

- GDP chỉ xét đến hàng hóa - dịch vụ cuối cùng mà bỏ qua hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp

- GDP không định lượng giá trị các hoạt động kinh tế phi chính thức như: sản xuất hộ gia đình, việc làm ngoài giấy tờ, hoạt động thị trường chợ đen, công việc tình nguyện…

- GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia hay đời sống của người dân - do chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không xét đến thực trạng phát triển quốc gia tổng thể

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 35.539
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi