Chương trình Hội thi tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục 2024

Chương trình "Hội thi tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục" là chuyên đề về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giúp các em biết cách bảo vệ thân thể đúng cách cũng như có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại.

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục. Dưới đây Hoatieu.vn giới thiệu tới các bạn Chương trình tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục và bài tuyên truyền phòng tránh bạo lực và xâm hại trẻ em.

Xâm hại tình dụng và bạo lực ở trẻ em là vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm và lên án. Đảm bảo an toàn, phòng chống xâm hại và bạo lực, và nâng cao sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong xã hội ngày nay. Do vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con em mình hành trang kiến thức để tránh được những nguy hiểm. Dưới đây là bài tuyên truyền và chương trình Hội thi tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục, mời các bạn tham khảo.

1. Bài tuyên truyền phòng tránh bạo lực và xâm hại trẻ em số 1

Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh. Qua bài tuyên truyền, nhà trường muốn nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em học sinh chủ động phòng chống nạn xâm hại, bạo lực. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho các em, nhất là lứa tuổi học sinh.

I/ BẠO LỰC TRẺ EM

1. Thế nào là bạo hành?

Là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.

2. Bạo lực xuất phát từ đâu?

Nguyên nhân đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau đồ đạc, nói xấu nhau, tung ảnh của nhau trên mạng xã hội, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin nhắn của nhau cũng dẫn tới bạo lực...

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình. Một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng thường xuyên bị đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực.

Trong thời đại cách mạng 4.0, các em bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội. Mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi của bản thân các em.

3. Bạo lực đối với trẻ em là các hành vi sau:

- Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.

- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.

- Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

4. Hậu quả của hành vi bạo lực:

- Về thể chất: Đau đớn, thương tích, ảnh hưởng xấu đến phát triển cơ thể.

- Về trí tuệ: Học hành giảm sút, chậm phát triển trí tuệ.

- Về hành vi: Thụ động, ngại giao tiếp, rối loạn hành vi, hung hăng, cư xử bạo lực với người khác

- Về tâm lý: Mặc cảm, tự ti, mất lòng tin, thờ ơ, né tránh, gây rối nhiễu tâm lý.

5. Một số biện pháp giúp các em tránh nguy cơ bị bạo lực học đường:

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

- Học cách kiềm chế cảm xúc.

- Tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính hướng thiện.

II/ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

1. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn.

2. Đối tượng xâm hại

- Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….

- Người không quen biết.

- Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

3. Các mức độ xâm hại tình dục

- Động chạm, sờ mó vào cơ thể hay những vùng nhạy cảm

- Phô trương làm thỏa mãn.

- Quan hệ.

- Bị xâm hại tình dục nghiêm trọng.

4. Một số biện pháp phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

- Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình) .

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

5. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

+ Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết.

+ Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác.

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

  • Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.
  • Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.

Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

2. Bài tuyên truyền phòng tránh bạo lực và xâm hại trẻ em số 1

BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong thời gian gần đây, trên cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Trước thực trạng đó, chúng ta cần nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em mình chủ động phòng chống nạn xâm hại tình dục:

Thế nào là xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục được núp bóng dưới những hình thức nào? Những ai, đối tượng nào dễ bị xâm hại tình dục? Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là ai? Các chiêu trò thủ phạm thường dùng để dụ dỗ trẻ em? Những dấu hiệu nhận biết, cảnh báo cho phụ huynh về việc trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục? Các biện pháp, cách thức xử trí khi trẻ bị xâm hại tình dục? Phòng ngừa xâm hại như thế nào? Trẻ liên lạc với ai khi cần? Một số nguyên tắc cần hướng dẫn cho trẻ?

1/ Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.

2/ Đối tượng xâm hại

+ Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….

+ Người không quen biết.

+ Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.

3/ Các mức độ xâm hại tình dục

Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.

4/ Tác hại của việc xâm hại tình dục

+ Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.

+ Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.

+ Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.

+ Làm gia tăng tệ nạn mại dâm, tệ nạn buôn bán phụ nữ, tăng sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.

5. Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:

- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.

- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.

- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .

- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.

- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.

- Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.

- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình) .

- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.

6. Những biện pháp giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại:

- Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi. Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.

Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

Hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra. Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...

- Đứng ngay dậy

- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ

- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.

- Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …

(Có thể nhắc đi nhắc lại).

- Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.

- Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.

- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.

7. Cách xử lý khi bị xâm hại tình dục.

+ Nói chuyện với bố, mẹ, người thân,… về việc đã xảy ra để có cách giải quyết.

+ Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những bạn khác.

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.

Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.

TỔNG ĐÀI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM: 111

3. Kịch bản chương trình tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục"

I. Chương trình văn nghệ chào mừng buổi truyền thông:

Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh về dự hội thi kỹ năng truyền thông về phòng chống xâm hại tình dục của liên đội trường THCS .......... ngày hôm nay.

Lời đầu tiên, thay mặt ban tổ chức, tôi xin gửi tới các quí vị đại biểu, các thầy cô giáo lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất .

Chúc hội thi thành công rực rỡ!

Và ngay sau đây xin kính mời các vị đại biểu cùng toàn thể các em học sinh thưởng thức chương trình văn nghệ do các em học sinh thể hiện:

1. Mở đầu là tiết mục múa hát ............................................

2. Tiết mục đơn ca ..........................................................................

Xin mời quý vị đại biểu các thầy cô giáo và toàn thể các bạn cùng thưởng thức !

Kính thưa các vị đại biểu!

Kính thưa các thầy cô giáo!

Thưa toàn thể các em học sinh thân mến!

Trong thời gian gần đây, từ những vụ việc mà báo chí đưa tin về những hành vi xâm hại trẻ em, từ thực tế đặc điểm của học sinh tiểu học: Các em chưa biết cách bảo vệ thân thể đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại.

Chính vì vậy, nhằm giúp các em học sinh có thêm kiến thức và các kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể... Được sự nhất trí của Trung tâm vì người lao động nghèo Hải Phòng, sự chỉ đạo của cấp ủy Chi Bộ - BGH nhà trường, Hôm nay ngày 30/ 5 /2019, Liên đội trường THCS .......... tổ chức Hội thi ruyền thông về phòng chống xâm hại tình dục cho các em học sinh THCS.

Về dự với buổi truyền thông của chúng ta hôm nay, thay mặt Ban tổ chức tôi xin trân trọng giới thiệu có:

Đại biểu xã: Xin trân trọng giới thiệu

.............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Đại biểu hội cha mẹ học sinh: Xin trân trọng giới thiệu

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Về phía nhà trường

Trân trọng giới thiệu Thầy Nguyễn Xuân Quang - Hiệu trưởng nhà trường, cùng các thầy cô trong cấp ủy - BGH, toàn thể CBGV-NV và 474 em học sinh trong toàn trường về dự.

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Sau đây thay mặt Ban tổ chức tôi thông qua chương trình chuyên đề:

II – NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

1 . Văn nghệ chào mừng

2. Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu

3. Khai mạc hội thi

4. Công bố thành phần BGK

5. Phần thi của 3 đội chơi

- Phần thi Tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục

- Phần thi hiểu biết

- Phần thi xử lý tình huống:

6. Phần chơi dành cho khán giả

7. Tổng kết, trao giải, bế mạc hội thi.

III – DIỄN BIẾN

1 – Khai mạc

Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy Nguyễn Xuân Quang- Hiệu trưởng nhà trường lên khai mạc hội thi.

Trân trọng kính mời thày

2. Công bố thành phần Ban giám khảo:

Một thành phần không thể thiếu trong mỗi hội thi đó chính là BGK – Thay mặt BTC xin trân trọng giới thiệu thành phần BGK:

- Xin trân trọng giới thiệu Thầy Vũ Trọng Lợi. – Trưởng BGK

- Xin trân trọng giới thiệu Cô Trần Thanh Hoàn- thành viên BGK

- Xin trân trọng giới thiệu Cô Phạm Thị Nhịnh - thành viên BGK

- Xin trân trọng giới thiệu Cô Nguyễn Thị Dinh – Thư ký BGK

Chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay chào mừng BGK chúc BGK làm việc chính xác, công bằng, khách quan trong tất cả các phần thi hôm nay.

Kính mời BGK về vị trí làm việc.

3. Nội dung hội thi:

Phần I: tuyên truyền viên về phòng chống xâm hại tình dục

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Những người làm nên phần thành công của buổi chuyên đề hôm nay đó chính là 3 đội thi. Mỗi đội gồm 3 thành viên là các bạn đến từ các lớp khác nhau, đó là các bạn rất nhiệt tình, cùng chung lý tưởng, mục đích. Ước muốn của các bạn là thông tin tuyên truyền tới mọi người về phòng tránh xâm hại thân thể, xâm hại tình dục, cùng chung tay góp sức bảo vệ sức khỏe cho tương lai.

Tên của mỗi đội mang một ý nghĩa khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là tìm hiểu về các kỹ năng phòng tránh xâm hại thân thể, xâm hại tình dục trẻ em.

Trước khi chào đón màn tuyên truyền của 3 đội chúng ta cùng xem thể lệ của phần thi này:

Thể lệ: Ở phần thi này các đội chơi sẽ lựa chọn 1 thành viên trong đội tham gia phần tuyên truyền về xâm hại tình dục , mục đích và thông điệp đội chơi muốn gửi tới hội thi.

Về hình thức: thơ ca, hò, vè, tiểu phẩm, thuyết trình… thời gian dành cho mỗi đội từ 3 đến 7 phút. Điểm tối đa cho phần thi này là 10 điểm (quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm)

Và ngay bây giờ chúng ta sẽ làm quen với 3 đội tham gia chính trong ngày hôm nay…..

Xin mời Đội Họa Mi(6D1): Hãy cổ vũ cho đội Họa mi bằng tràng pháo tay thật nồng nhiệt.

* Vâng cảm ơn đội ................. đã gửi tới những lời khuyên , những thông điệp đầy ý nghĩa về giới tính – phòng tránh xâm hại thân thể. Chúc cho đội Họa mi sẽ luôn đoàn kết và trả lời xuất sắc các câu hỏi trong hội thi hôm nay.

Và bây giờ chúng ta cùng chào đón màn chào hỏi của đội chơi thứ 2 Không biết đội chơi này lấy tên là gì? Các bạn gửi tới chúng ta thông điệp nào? Hãy cùng hướng lên sân khấu để cùng chào đón sự xuất hiện của đội Sơn ca

* Các thành viên của các chi đội hợp lại mang một cái tên rất có ý nghĩa đó là đội Sơn ca( 7C1) Thầy (Cô) tin tưởng rằng với tinh thần đoàn kết đồng lòng của cả đội ,dù gặp bất cứ khó khăn trở ngại nào, đội Sơn ca cũng sẽ bình tĩnh , tự tin vượt qua. Chúc đội Sơn ca luôn phát huy tốt bản lĩnh bình tĩnh tự tin vượt qua các câu hỏi và đạt giải cao trong buổi truyền thông ngày hôm nay.

Mời các bạn cùng chào đón phần thi của đội Sơn ca Hãy cổ vũ cho các bạn bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.

Cảm ơn Với phần thi tuyệt vời vừa rồi, hi vọng rằng đội Sơn ca sẽ có 1 tinh thần vững chắc để đạt được những thành tích cao trong hội thi ngày hôm nay.

Vang và bây giờ chúng ta cùng hướng lên sân khấu để đến với phần thi của đội Bồ câu (8B1)

Chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay chúc mừng 3 đội chơi đã thi song phần tuyên truyền viên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.

Và bây giờ xin mời sự nhận xét đánh giá và cho điểm của BGK về phần thi thứ nhất của 3 đội.

Xin mời đại diện BGK

Phần II: Phần thi hiểu biết

1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Thể lệ: Phần thi này gồm 8 câu trắc nghiệm. (Khán giả cũng tham gia chơi cùng, bằng hình thức giơ tay để trả lời câu hỏi trắc nghiệm)

Mỗi câu trắc nghiệm suy nghĩ trong 10 giây, trả lời đúng, mỗi câu được 1 điểm.

Xin kính mời các thầy cô chủ nhiệm GK lớp về vị trí làm việc.

3 đội chơi và tất cả các em học sinh đã sẵn sàng chưa?

Vâng, và sau đây xin mời đạo diễn hình cho xuất hiện câu hỏi thứ nhất:

Câu 1: Những khu vực nào trên cơ thể được gọi là “vùng riêng tư”?

A. Khu vực miệng, khu vực ngực, khu vực bàn tay.

B. Khu vực miệng, khu vực ngực, khu vực giữa hai đùi, khu vực mông.

C. Khu vực ngực, khu vực bàn tay, khu vực giữa hai đùi.

D. Khu vực bàn tay, khu vực mông, khu vực giữa hai đùi.

Câu 2: Nếu có một người xấu trực tiếp yêu cầu em nhìn hoặc bắt em nhìn vào vùng riêng tư trên cơ thể họ thì em sẽ làm gì?

A. Lập tức tránh xa người đó.

B. Đến nơi đông người, tìm sự giúp đỡ từ những người em tin cậy.

C. Kể với bố mẹ để bố mẹ, thầy cô giáo bảo vệ em.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Theo em, ai được quyền đụng chạm vào khu vực “nhạy cảm” trên cơ thể em?

A. Bạn bè của em.

B. Người quen của bố mẹ.

C. Bản thân em và bố mẹ em khi em còn nhỏ.

D. Tất cả mọi người xung quanh em.

Câu 4: Trong những trường hợp khẩn cấp như: đi khám bệnh..., ngoài em ra thì ai được quyền chạm vào khu vực “nhạy cảm” của em?

A. Bác sĩ, y tá và bố mẹ khi được sự đồng ý của em.

B. Người thân trong gia đình em.

C. Bác sỹ, y tá và những bệnh nhân khác.

D. Tất cả mọi người.

Câu 5: Để phòng tránh bị người khác dụ dỗ hay có hành vi, ý đồ xấu xâm hại tới em, em cần làm gì?

A. Không đi chơi, không đến những nơi vắng vẻ cùng người lạ, người không đáng tin cậy.

B. Không đi ra ngoài, chỉ nên chơi trong nhà một mình.

C. Chăm chỉ làm tất cả các bài tập cô giáo giao về nhà.

D. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là trường hợp đáng báo động nguy hiểm?

A. Em đi tham quan, dã ngoại cùng với lớp.

B. Em đi khám bệnh cùng với mẹ.

C. Một người lạ ngoài cổng trường bất chợt chạy tới ôm em.

D. Một người bạn của bố mẹ được bố mẹ mời về nhà ăn cơm cùng gia đình em.

Câu 7: Em đang ở nhà một mình, có một anh thanh niên đến nhà nói là người quen của bố mẹ em, muốn vào nhà đợi bố mẹ em về để gặp và nói chuyện. Em sẽ làm gì?

A. Mở cửa cho anh ấy vào nhà đợi bố mẹ.

B. Không cho anh ấy vào nhà, gọi điện thoại báo cho bố mẹ.

C. Mở cửa cho anh ấy vào nhà, gọi điện thoại báo cho bố mẹ.

D. Mở cửa chạy ra bên ngoài để đi tìm bố mẹ.

Câu 8: Trên đường đi học về, có một người lạ khác giới đi cùng chiều với em, cho em kẹo và rủ em đi chơi cùng. Em sẽ làm gì?

A. Im lặng và vẫn đi cùng quãng đường với người đó.

B. Im lặng, nhanh chóng đi nhanh để cách xa người đó và tìm đến nơi đông người.

C. Đồng ý và bắt chuyện với người đó.

D. Dùng lời lẽ thiếu lịch sự để phản đối lời nói của người đó.

Phần III: Xử lý tình huống

Như vậy chúng ta đã xong 8 câu hỏi trắc nghiệm, tiếp theo chúng ta cùng bước vào phần thi thứ 3: Xử lý tình huống

Thể lệ: Ban tổ chức đưa ra 3 tình huống liên quan đến giới tính – phòng tránh xâm hại thân thể

Thời gian suy nghĩ của mỗi tình huống là 1 phút. Mỗi tình huống tối đa được 10 điểm. Hết thời gian nếu đội đó không có câu trả lời hoặc trả lời chưa thuyết phục thì các đội khác có quyền bổ sung thêm trả lời. (Điểm sẽ chia cho các đội).

Câu hỏi tình huống:

Tình huống 1: đội Bồ câu (8B1) trả lời

Vào một buổi chiều, Hoa và Lan rủ nhau đi bộ chơi trên con đường dẫn ra cánh đồng thơ mộng. Đi được một đoạn, thì 2 bạn dừng chân, ngồi nghỉ một lát.

Hoa: Lan ơi, mình ngồi nghỉ một lát đi, tớ mệt không thở được rồi này.

Lan: Ừ, ngồi xuống đây đi, ôi, buổi chiều hôm nay thích nhỉ? Giá mà hôm nào mình cũng được đi như thế này thì vui lắm ấy …

Vừa lúc đó, có một người đàn ông lạ mặt đến và hỏi hai bạn:

Người đàn ông: Ô, sao hai cháu lại rủ nhau ra đây ngồi thế này?

Lan và Hoa đồng thanh: Chúng cháu đi tập thể dục bác ạ. Chúng cháu ngồi nghỉ một chút.

Người đàn ông: Ồ, vậy ư? Chú cũng đi tập thể dục này, cho chú ngồi cùng các cháu nhé!

Vừa nói, người đàn ông vừa nhìn chằm chằm vào Lan. Ngồi xuống cạnh chỗ Lan, đưa tay khoác vai Lan và vuốt lưng của bạn.Người đàn ôn còn đưa kẹo mút cho 2 bạn. Lan sợ sệt, lúng túng, cả hai bạn ngó nghiêng xung quanh nhưng không thấy ai.

Câu hỏi: Nếu các em là bạn Lan và Hoa trong tình huống trên, các em sẽ làm gì?

Đáp án:

Nếu em là Lan và Hoa trong tình huống trên, em sẽ:

- Không nhận quà từ người lạ đó.

- Nhanh chóng đứng dậy và đi ra xa người đó để không bị đụng chạm.

- Không đến nơi đó 1 mình hoặc khi chỉ có 2 bạn nữa.

- Em có thể báo với bố mẹ, để bố mẹ giúp đỡ và bảo vệ em.

Tình huống 2: Đội Sơn ca (7C1) trả lời

Bạn A năm nay học lớp 4, năm nay vào dịp nghỉ hè, bố mẹ cho A về nhà cô chú chơi 2 tuần. Những ngày đầu, A chơi ở nhà cô chú vẫn rất vui vẻ.

Cho đến 3 ngày sau, chú của A bắt đầu có những hành vi kì lạ, sờ mó, đụng chạm vào cơ thể A, làm cho cô bé thấy sợ hãi.

Chú ấy nói đây là điều bí mật, đừng nói cho người khác biết, chú ấy sẽ cho A đi chơi nhiều hơn. A cảm thấy sợ hãi, nhưng không dám nói với cô vì sợ chú đánh. Nhiều ngày tiếp theo, chú của A luôn có những hành động nhạy cảm với A.

Theo em, A nên làm gì trong tình huống này?

Đáp án:

- Trước tiên, em nên bình tĩnh, không nên hốt hoảng,lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bản thân.

- Tránh xa người chú của mình, không tiếp xúc hoặc ở với chú ấy khi chỉ có 2 người.

- Ăn mặc kín đáo,lịch sự để tránh gây sự chú ý.

- Kể lại sự việc đang xảy ra với mẹ.

Tình huống 3: Đội Họa my (6 D1) trả lời

Chị Thủy có con gái 7 tuổi, năm nay học lớp 2. Bé vô cùng xinh xắn, lanh lợi và đáng yêu. Bên cạnh nhà chị Thủy có chú hàng xóm rất tốt bụng, thường cho bé kẹo, dạy bé hát, hay đưa đón bé đi học. Cho đến 1 lần, lợi dụng sự tin tưởng của gia đình chị Thủy, người hàng xóm đã đưa cháu bé đến nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi xâm hại. Sau đó, hắn dọa bé không được nói cho bất kỳ ai biết nếu không sẽ giết. Lúc này em bé nên làm gì?

Đáp án:

- Trước tiên,em bé nên bình tĩnh, không nên hốt hoảng, sợ hãi.

- Báo với bố mẹ để bố mẹ giúp đỡ em.

- Tránh xa kẻ xấu, hạn chế tiếp xúc với người đó.

- Không đến nơi vắng vẻ một mình

* Câu hỏi dành cho khán giả

Câu 1: Khi người khác có hành vi xâm hại thân thể em, em nên làm gì?

A. Giữ im lặng, không nói với ai vì đó là chuyện rất xấu hổ.

B. Làm theo yêu cầu của người đó.

C. Nói không với những yêu cầu của người đó.

D. Nói không, bỏ đi và chia sẻ chuyện đó với mẹ, thầy cô của em hoặc người em tin cậy.

Câu 2: Hành vi nào sau đây được coi là một hình thức xâm hại thân thể?

A. Một người nói lời xin chào với em.

B. Bác sĩ khám bệnh cho em.

C. Một người nhìn hoặc bắt em nhìn vào bộ phận riêng tư trên cơ thể họ.

D. Một người hỏi thăm đường đi từ em.

Câu 3: Bạn A đang ngồi học bài trong nhà, thì có một anh hàng xóm sang chơi và anh ấy chêu trọc A, đụng chạm vào vùng riêng tư của A. Theo em, A nên làm gì?

A. Giữ im lặng, không nói cho ai biết.

B. Báo với bố mẹ về hành vi của anh ấy.

C. Dùng vũ lực để phản đối lại hành vi của anh ấy.

D. Dùng lời nói thiếu lịch sự để phản đối hành vi của anh ấy.

Câu 4: Khi đến những nơi công cộng, nếu có một người lạ mặt cố tình đụng chạm vào cơ thể em, em sẽ làm gì?

A. Hét to, bỏ chạy và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy

B. Báo với bố mẹ, nhờ bố mẹ giúp đỡ.

C. Báo với công an về hành vi xấu của người lạ mặt đó.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Phần trao thưởng

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh!

Bây giờ là phút hồi hộp nhất đối với các đội thi. Đó là phần công bố kết quả và trao thưởng . Xin mời cả 3 đội lên sân khấu .

1/ Đội giành giải nhất là đội:……………………………………………..

2/ Đội giành giải nhì là đội:………………………………………………..

3/ Đội giành giải ba là đội:………………………………………………..

Sau đây xin mời: thầy Nguyễn Xuân Quang Hiệu trưởng nhà trường lên trao giải cho các đội chơi

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh!

Như vậy sau thời gian làm việc sôi nổi hào hứng của khán giả và 3 đội chơi. Trong hội thi “tuyên truyền phòng tránh xâm hại thân thể, xâm hại tình dục” trường THCS đã diễn ra thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh đã đến dự. Qua đây mong các em có những suy nghĩ hành động đúng về đề tài mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.

Xin kính chúc sức khoẻ các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh!

Xin kính chào và hẹn gặp lại ở chương trình lần sau.

Trên đây là Chương trình "Hội thi tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục" 2022 để nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em học sinh chủ động phòng chống nạn xâm hại, bạo lực.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 8.585
0 Bình luận
Sắp xếp theo